Cơ sởthực tiễn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG FPT PLAY BOX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH HUẾ (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sởthực tiễn

1.2.1. Tình hình phát triển dịch vụtruyền hình của Việt Nam

Tại hội thảo Triển lãm Việt Nam ICT Com 2016 đã nhận định rằng hạ tầng viễn thông phải trở thành nền tảng để phát triển kinh tế của Việt Nam, số liệu thống kê của cục viễn thông năm 2015 đãđưa ra con số doanh thu ngành Viễn thông đạt gần 340.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai. Đây là lý do vì sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp viễn thơng ra đời và cạnh tranh lẫn nhau.

Tại Việt Nam, dịch vụ truyền hình trả tiền với 5 loại hình dịch vụ gồm: truyền hình cáp (Analog, Truyền hình số, IPTV), truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh, truyền hình diđộng (Mobile Tv) và truyền hình qua mạng Internet.

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2018, số lượng thuê bao truyền hình trả tiềnước đạt 14,5 triệu thuê bao, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017 (13,8 triệu thuê bao). Doanh thu của lĩnh vực truyền hình trả tiền năm 2018 ước đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2017 (7.819 tỷ đồng).

Năm 2018, tổng số phí quyền cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình mà các doanh nghiệp nộp cho ngân sáchước đạt 22 tỷ đồng, tăng 700 triệu so với cùng kỳ năm 2017 (21,3 tỷ đồng). So với mục tiêu đặt ra đến năm 2020: Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ước đạt hơn 14 triệu thuê bao/23 triệu hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 62% thuê bao/hộ gia đình, thì lĩnh vực truyền hình trả tiền đãđạt chỉ tiêu quy hoạch tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 là đến năm 2020 có từ 60-70% số hộ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Hiện nay cả nước có 191 kênh truyền hình trong nước, 87 kênh truyền hình nước ngồi. Số kênh chương trình nước ngồi được cấp phép biên tập trên dịch vụ phương tiện truyền hình trả tiền 71 kênh.

Năm 2018 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành truyền hình nói chung. Giá bản quyền truyền hình quốc tế tiếp tục tăng, gia tăng thêm chi phí cho các đơn vị truyền hình, trong khi phát triển th bao vơ cùng chật vật, phí th bao ngày càng giảm, quảng cáo bị cạnh tranh bởi các mạng xã hội nước ngồi.

Từ những khó khăn này, năm 2018 vấn đề bản quyền truyền hìnhđã liên tiếp làm dậy sóng truyền thơng. Từ việc VTVcab đồng loạt hạ hết các kênh truyền hình quốc tế, đến việc VTV có được bản quyền World Cup 2018 vào phút chót, bản quyền Ngoại hạnh Anh về tay Facebook, đến bản quyền ASIAD 2018 và AFF Cup 2018 liên tục là các sự kiện thu hút giới truyền thơng và khán giả truyền hình.

SCTV là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành truyền hình trả tiền. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia truyền hình, sau một thời gian dài cạnh tranh vềgiá, giá dịch vụ THTTởViệt Nam đã rơi xuốngởmức khó có thểthấp hơn.

Theo số liệu Sách Trắng CNTT-VT Việt Nam năm 2018, về viễn thông, Internet, năm 2017, cả nước có 73 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (giảm 01 so với 2016), 06 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất (tăng 01 so với năm 2016) và 61 doanh nghiệp cung cấp dịch vụInternet băng rộng cố định đang hoạt động. Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định tăng hơn 2 triệu thuê bao (11.269.936 năm 2017 so với 9.098.288 năm 2016), tỷ lệ thuê bao băng rộng di động mặt đất (3G, 4G)/100 dân tăng (47,9 năm 2017 so với 39 năm 2016). Số

người sử dụng Internet/100 dân tăng từ 54,19 năm 2016 lên 58,14 năm 2017. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động 2G, 3G, 4G đạt 99,5%. Doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2017 có dấu hiệu sụt giảm sau một thời gian dài tăng trưởng liên tục, đạt 131.844 tỷ đồng (gần 97% so với năm 2016).

Tổng số thuê bao truy nhập băng thông rộng cố định đạt hơn 9 triệu thuê bao. Đặc biệt, sau thời gian thử nghiệm, từ tháng 10/2016, 3 nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đã chính thức được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông 4G LTE.

Năm 2017, doanh thu của 3 doanh nghiệp viễn thông (DNVT) chủ đạo trên thị trường đạt 437.734 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016 (365.500 tỷ đồng). Trong đó, Tập đồn VNPT đạt trên 144.000 tỷ (tăng 7%); Tập đoàn Viettel đạt 249.500 tỷ (lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 43.936 tỷ, nộp ngân sách nhà nước 41.142 tỷ đồng); Tổng công ty Mobifone đạt 44.234 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 5.589 tỷ đồng.

Thực chất, truyền hình internet là cơng nghệtruyền dẫn cho phép truyền các tín hiệu hìnhảnh và âm thanh trong truyền hình qua các hệ thống mạng IP. (Internet Protocol). So với các dịch vụ truyền hình truyền thống hiện nay, dịch vụ này cho phép khán giả chủ động lựa chọn những nội dung mình muốn xem, có thể xem lại những chương trình mìnhđã lỡ giờ phát sóng trong thời gian một tuần...Bên cạnh đó, trên nền tảng hạ tầng mạng internet,ưu thế kỹ thuật của truyền hình Internet là có thể cung cấp nhiều dịch vụ giải trí.

Tuy nhiên, chính sự hấp dẫn này mà thị trường viễn thơng nói chung và thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các cơng ty phải tích cực đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Do truyền hình trả tiền không phải mặt hàng nhà nước quản lý giá, nhưng do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường khiến cho giá dịch vụ truyền hình trả tiền ngày càng giảm, để bảo bệ được quyền lợi của người tiêu dùng trong tương lai cũng như góp phần ổn định thị trường viễn thông Bộ TT&TT đã ban hành một số Thông tư (Thông tư 02/2007/TT-BTTTT), Quyết định (Quyết định 1622/2008/QĐ-BTTTT; Quyết định 566/2007/QĐ-BBCTV)

về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thơng. Ngồi cạnh tranh về giá thì hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ truyền hìnhđa phương tiện hiện nay đều dùng các kho phim trực tuyến chất lượng cao, cùng nhiều ứng dụng đa năng bên cạnh các kênh truyền hìnhđộ nét cao để kéo khách hàng về phía mình. Trong tương lai đây là cuộc cạnh tranh chưa có điểm dừng.

1.2.2. Tình hình phát triển dịch vụtruyền hình tại Thừa Thiên Huế

Tuy mật độdân số ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếvà nhu cầu sửdụng dịch vụ truyền hình Internet khơng lớn như ởcác tỉnh, thành phốlớn như Hà Nội, TP HồChí

Minh,...nhưng sựcạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụtruyền hình nàyđã vàđang diễn ra rất quyết liệt. Cùng với những cái tên lâu năm trên thịtrường như SCTV, K+, AVG,...cịn có dịch vụtruyền hình My TV của nhà mạng VNPT sau những năm hoạt động đầu tiên chiếm nhiều lợi thếcạnh tranh tại thịtrường Huế, tuy nhiên những năm gần đây cịn có sựgia nhập mới của các nhà cung cấp dịch vụtruyền hình Internet khác như One TV của nhà mạng FPT, Net TV của nhà mạng Viettel, các nhà cung cấp dịch vụtruyền hình Internetđã xâm nhập thịtrường Huếmột cách nhanh chóng, dần thu hút đơng đảo khách hàngđăng ký sửdụng và chiếm được thịphần nhất định.

Theo niên giám thống kê năm 2018 của tỉnh thì mạng lưới viễn thơng đãđược hồn tồn sốhóa, mạng truyền dẫn từHuế đi các huyện đãđược quang hóa 100%. Nhận định trong tương lai, viễn thông sẽlà lĩnh vực có phát triển mạnh mẽkhi nền kinh tếdần phát triển, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng cao kéo theo các nhu cầu vềdịch vụgiải trí tăng.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, Thừa Thiên Huếnằm trong nhóm các tỉnh thành dẫn đầu vềhạtầng viễn thơng thụ động tiên tiến, hiện đại của cảnước. Theo đó, ngầm hóa cáp viễn thơng, truyền hìnhđạt trên 80%ởthành phốHuế, các khu đô thịmới, khu công nghiệp và trên 50%ởcác trung tâm huyện, thịxã;đảm bảo phủsóng tồn tỉnh và gia tăng sửdụng dịch vụviễn thơng. Đến năm 2030 ngầm hóa 90% mạng cáp viễn thơng và truyền hình tại các trung tâm đơ thịlớn tồn tỉnh, tăng cường phủsóng mạng internet không dây...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG FPT PLAY BOX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH HUẾ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w