Năm 2007 2008 2009 2010 2011
CPI tháng 12 so tháng 12 năm trước (%) 12,6 19.9 6,5 11,8 18,13 Tốc độ tăng CPI bình quân năm (%) 8,3 23 6,9 9,2 18,58
(Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê)
Theo IMF, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2007-2011 là 13,2%, đứng thứ 24 trên thế giới. Nếu xét trong khu vực, ngoại trừ năm 2009, từ năm 2007-2011, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ, so với Trung Quốc cao hơn 3 lần và so với Thái Lan cao đến 8 lần. Tháng 5/2011 tổ chức quốc tế UNDP đã xếp hạng Việt Nam vào trong nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ lạm phát tăng cao, tiếp đó là đến cuối tháng 8/2011, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu châu Á và đứng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ lạm phát tăng cao so với thời điểm cùng kỳ năm trước.
Thách thức: Tỷ lệ lạm phát tăng cao tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng, buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, cắt giảm tiêu dùng sữa là việc làm có thể diễn ra trước.
Năm 2011, thị trường ngân hàng nhiều lần xảy ra các cuộc đua lãi suất huy động, ngân hàng nhỏ cạnh tranh huy động vốn với ngân hàng lớn bằng mọi cách, nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình. Một số ngân hàng dùng các khoản tiền huy động ngắn hạn cho vay dài hạn, đến khi lãi suất dâng cao thì rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, gây mất ổn định cả hệ thống, dẫn tới cuộc đua lãi suất khơng có hồi kết trên thị trường.
tình Thị trường ngoại hối thường “sốt cao” vào thời điểm đầu và cuối năm, trạng đơ la hóa vẫn chưa được giải quyết triệt để, tín dụng ngoại tệ tăng cao,- bên cạnh đó là tình trạng găm giữ ngoại tệ của khơng chỉ người dân mà cả các doanh nghiệp, tập đoàn, đợi tới thời điểm cuối năm mới tung ra như một kiểu buôn tiền tự
Thách thức: Khó khăn trong việc kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động sản xuất của công ty.
Mức tiêu thụ sữatại Việt Nam tăng đáng kể trong giai đoạn 2000 2010, từ 8,- 09 lít/người/năm lên mức 15,2 lít/người/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ sữa tươi tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với ở các nước trong khu vực. Một người Việt Nam tiêu thụ trung bình trong năm là 15 lít sữa trong khi con số này tại Thái Lan là 23 lít và tại Trung Quốc là 25 lít. Theo dự báo của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ sữa tại Việt Nam sẽ tăng lên 21 lít/người vào năm 2015 và 34 lít/người vào năm 2025.