CHƯƠNG 11: HÀNG KÍCH THÍCH

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương phẩm hàng thực phẩm (Nghề Chế biến món ăn Trung cấp) (Trang 71 - 75)

1 35 0,5 07 0, 06 0, 35 2, ( Con ngán giống như con ngao nhưng vỏ mầu đen, thân dày, cấu trúc

CHƯƠNG 11: HÀNG KÍCH THÍCH

1. Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được vai trị, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của các mặt hàng kích thích đối với cơ thể và quá trình chế biến món ăn;

+ Trình bày được cách lựa chọn đuợc các mặt hàng kích thích phù hợp và biết cách bảo quản thích hợp.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn đuợc các mặt hàng kích thích phù hợp và biết cách bảo quản thích hợp..

- Thái độ:

+ Có ý thức học tập tự giác, tích cực, chủ động, chăm chỉ, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế nghề nghiệp

2.1. Khái quát chung 2.2. Đặc điểm

2.2.1. Rượu

Rượu là loại đồ uống có con etylic (C2H5OH). Ngoài tác dụng uống trực tiếp, rượu trắng còn được dùng để pha chế các loại rượu thuốc, rượu ngọt, làm dung mơi hồ tan nhiều chất thom trong chế biến thực phẩm, làm dấm và được dùng trong các ngành công nghiệp khác như dược phẩm.

Mặt hàng kinh doanh rượu hiện nay có hai loại chính là rượu mùi và rượu trăng.

Rưọu trắng

Thành phần hố học chính của rượu là cồn etylic và một lượng nhỏ các chất như glyxerin, este, acid hừu cơ, andehyt, dầu Risen.

Phương pháp để sản xuất rượu chủ yếu là phương pháp lên men từ các nguyên liệu:

- Chứa tinh bột như (lúa, ngô, khoai, sắn) - Nguyên liệu có đường (ri đường, hoa quả) - Nguyên liệu chứa xenluloza

Phương trình tổng quát lên men:

C6H12O6 -* CH3COCOOH -+ C2H5OH + co2 + Q (kj) Yêu cầu chất lượng của rượu trắng

- Trạng thái: chất lỏng không màu, trong suốt

CHE BIEN MON AN CÐNXDCHE BIEN MON AN CÐNXD CHE BIEN MON AN CÐNXD

72

- Mùi vị: có mùi vị đặc trưng, khơng có mùi lạ

- Độ cồn etylic (theo phần trăm thế tích) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng rượu. Độ cồn cao hay thấp nói lên rượu đó nặng hay nhẹ.

Rượu mùi

Rượu mùi là nhừng loại rượu được sản xuất ra từ các loại dịch chiết quả qua quá trình lên men hoặc qua pha chế.

Rượu mùi lên men (rượu vang) được sản xuất ra từ các loại dịch chiết hoa quả như: nho, mơ, dứa... sau đó cho lên men. Ngồi thành phần chính là cồn etylic sinh ra trong quá trình lèn men cịn có các chất khác như: acid hữu cơ, hợp chất nitơ, pectin, đường, các loại vitamin A, B, c và các loại chất khống. Tuy các chất này có hàm lượng khơng nhiều nhưng đóng vai trị rất lớn đối với chất lượng của rượu.

về mầu sẳc có 2 loại là vang đỏ và vang trắng, rượu tàng trừ càng lâu năm màu sắc càng sầm. Nồng độ cúa rượu lên men tự nhiên thường có độ cồn là 9 — 10° (theo thể tích)

Rượu xâm panh (champagne) cùng là loại rượu vang được sản xuất như trên nhưng sau đó có cho thêm đường và cấy thêm nấm men đe lên men trong chai, kết quà được rượu vang có độ rượu cao horn rượu vang thường (12 - 15°) và có gas (do các bọt khí co2 tạo thành); hoặc có thê cho thêm cồn etylic và khí co2 vào vang thường - đó là q trình xâm panh hố.

Rưọu mùi pha chế là loại rượu cũng được sản xuất ra từ các loại dịch chiết hoa quả nhưng được pha chế với cồn thực phấm (có tác dụng làm tăng nồng độ rượu từ 40 - 50°) và các loại phụ gia khác như: đường, acid xitric, este thom và chất màu thực phẩm. Tuỳ thuộc từng “mác” rượu mà độ cồn và tỷ lệ các phụ gia khác nhau như rượu chanh, rượu cam, rượu cà phê.

về mặt cảm quan, rượu mùi pha chế là chất lỏng trong suốt, khơng có lần tạp chất lạ. Có màu sẳc và mùi vị đặc trung cho từng loại rượu.

Bao gói và báo quản

Rượu được đóng chai tuỳ theo từng loại. Dụng cụ chứa đựng và chai phải sạch sẽ, chắc, bền, khơng có mùi vị lạ, khơ và tránh được rượu bay hơi.

Kho bảo quản thống mát, khơng bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Có thế bảo quản ở nhiệt độ bình thường, nhưng tốt nhất là khống chế ở nhiệt độ 12°c - 18°c .

2.2.2.Bia

Bia là loại đồ uống giải khát rất được ưu chuộng. Có độ etylic (3 - 5°), ngoài ra cịn chứa các chất có giá trị dinh dường như: đường, protein, các vị tanin... và khí co2 nên uống bia vừa có tác dụng giải khát vừa bồi dường sức khoẻ.

Nguyên liệu dế sản xuất bia bao gồm: nước, hoa húp lông, malt (đại mạch nẩy mầm) và các nguyên liệu dùng thay thế một phần cho malt: gạo tốt, đường kính... và chủng nấm men lên men bia.

Yêu cầu chất lượng của bia cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Trạng thái là

CHE BIEN MON AN CÐNXDCHE BIEN MON AN CÐNXD CHE BIEN MON AN CÐNXD

73

chất lóng trong suốt, thơm hương đại mạch, khơng có mùi chua, mùi mốc, ngon đậm, biếu hiện rõ vị cùa hoa húp lơng (đắng dịu và khơng có vị chua). Khi rót phải có nhiều bọt màu trắng đồng đều trong suốt.

Bảo quản bia ở trong chai sạch màu xanh hoặc màu nâu hoặc trong lon đã được thanh trùng. Bảo quản tốt nhất là trong kho có nhiệt độ thấp, tuy nhiên có thê bào quàn ở kho mát, cao ráo và đặc biệt là khơng có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

2.2.3. Chè

Nước chè là một loại đồ uống phổ biến trong đời sống hàng ngày, cùa nhân dân ta cũng như trên thể giới như Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Liên xô, Anh, Mỹ... Chè thương phẩm là chè thành phẩm - sản phẩm - thu được từ chè bán thành phâm sau khi phân loại, gia cơng, bao gói và đóng thùng.

Trên thị trường cũng có rất nhiều loại, nếu căn cứ theo Đông y: trà ướp hoa uống vào mùa xuân, trà xanh (trà móc) uống vào mùa hè, trà tươi uống vào mùa thu và hồng trà uống vào mùa đông.

2.2.4. Cà phê

Cafe nguyên chất chứa nhiều hợp chất bao gồm caffein, chất chống oxy hóa và diterpen. Những đóng góp của các hợp chất này không chỉ tạo hương vị độc đáo cho cafe, mà cịn có cả những tác dụng sinh lý học nhất định tới sức khỏe người sử dụng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng

Caffeine là một hợp chất dược lý chủ yếu trong cà phê và nó là chất kích thích hệ thần kinh trung ương nhẹ. Caffeine được tìm thấy trong khoảng 60 lồi thực vật, trong đó hạt ca cao, hạt keola, lá chè và hạt cà phê được biết đến nhiều nhất. Ngoài ra, caffeine được bổ sung vào nhiều loại nước uống có ga phổ biến và cũng là một thành phần của một số chế phẩm dược phẩm và thuốc. Một tách cà phê điển hình cung cấp khoảng 75-100mg caffeine. Cơ quan An tồn Thực phẩm châu Âu (EFSA) trong ‘ý kiến khoa học về An tồn Caffeine’ kết luận rằng ‘những người có thói quen tiêu thụ caffeine lên đến 400mg mỗi ngày khơng làm phát sinh vấn đề, an tồn cho người lớn không mang thai’. Họ cũng khuyên rằng lượng 200mg / ngày không đề cập đến những người đang mang thai và cho con bú. Nghiên cứu mở rộng cho thấy có một số tác dụng có lợi của caffeine trong chế độ ăn kiêng, hỗ trợ khả năng hoạt động của cơ và tăng khả năng tập trung. Tuy nhiên, ở một số cá nhân, có thể có những tác dụng phụ, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ.

Cafe ngun chất chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống oxy hố. Chúng bao gồm axit chlorogenic và melanoidins, có thể giúp loại bỏ chất oxy hố. Một số nghiên cứu đã cho thấy mức tăng chất chống oxy hoá trong máu sau khi tiêu thụ cà phê. Một số yếu tố (bao gồm mức độ rang, chất phụ gia bao gồm sữa hoặc đường và tỷ lệ cà phê so với nước) làm cho việc xác định những mức tăng chất chống oxy hoá trong máu đối với các hợp chất đặc biệt trong cà phê rất khó khăn. Các hợp chất chống oxy hố khác nhau có trong cà phê dường như có những tác động khác nhau trong cơ thể, nhưng cần phải nghiên cứu thêm về vai trò sinh học và tiềm năng của các hợp chất này trước khi có thể kết luận.

CHE BIEN MON AN CÐNXDCHE BIEN MON AN CÐNXD CHE BIEN MON AN CÐNXD

74

2.2.5. Thuốc lá

Thuốc lá ngày nay không đơn thuần là 1 sản phẩm mà nó đã trở thành người bạn tri kỷ, người bạn không thể thiếu của nhiều người. Điếu thuốc cùng họ trải qua bao thăng trầm của cuộc sống: Buồn có, vui có, đặc biệt điếu thuốc là thứ quan trọng nhất giúp ta giải tỏa mỗi khi căng thẳng đầu óc, mỗi khi ta cần thư giản mang đến nhưng quyết định sáng suốt nhất.

Thế nhưng đa số mọi người chúng ta chỉ những lợi ích trước mắt mà tri kỷ mang lại, nhưng mấy ai trong chúng ta biết được chính người bạn tri kỷ ấy (thuốc lá) là thứ sẽ giết ta từ từ nếu quá thân thiết (lạm dụng, nghiện).

Câu hỏi thảo luận

Chia nhóm học sinh và yêu cầu các nhóm mua/mang một số loại lương thực, đường, bánh đến phòng học.

Câu hỏi thảo luận của các nhóm theo các gợi ý sau:

1. Thành phần dinh dường chính cùa các loại lương thực, đường, bánh 2. Chi tiêu chất lượng loại lương thực, đường, bánh

3. Quá trình xẩy ra ở các loại lương thực, đường, bánh, khi bảo quản ở nhiệt độ thường

4. Các phương pháp bảo quản loại lương thực, đường, bánh

Các nhóm phân cơng thư ký, ghi chép lại các ý kiến, trình bày và thuyết trình bài của nhóm lên bảng hoặc khố giấy Ao. Các nhóm khác quan sát góp ý kiến. Giáo viên quan sát, đánh giá các phần trình bày của các nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng cho phần nội dung bài học.

Chú ý: yêu cầu chia nhóm và cho học sinh thảo luận về nội dung của hài học trước khi cho học sinh học phần lý thuyết.

CHE BIEN MON AN CÐNXDCHE BIEN MON AN CÐNXD CHE BIEN MON AN CÐNXD

75

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương phẩm hàng thực phẩm (Nghề Chế biến món ăn Trung cấp) (Trang 71 - 75)