Các lợi ích nhóm phi chính thức

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 88 - 90)

Lợi ích nhóm phi chính thức thường được hình thành một cách tự phát, tập hợp lại khi lợi ích chung của họ bị ảnh hưởng hoặc khi cùng mong muốn giành được một số quyền lợi nào đó. Đó cũng có thể là các nhóm lợi ích hoạt động ngầm, bất hợp pháp. Ở Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho các lợi ích nhóm phi chính thức hoạt động, tuy nhiên, khơng phải tất cả các nhóm này đều trái pháp luật và có ý nghĩa xấu. Nhưng do những điều kiện khách quan và chủ quan nên sự hình thành và hoạt động của các lợi ích nhóm phi chính thức ở Việt Nam gần đây thường được gắn với ý nghĩa tiêu cực.

Nhận diện chủ thể của lợi ích nhóm tiêu cực, phi chính thức: các quan chức lợi

dụng chức vụ, quyền hạn móc nối với nhau; các quan chức và các doanh nghiệp móc nối với nhau; các doanh nghiệp móc nối với nhau; những nhóm người tìm cách bảo vệ lợi ích cục bộ của ngành, địa phương mình móc nối với nhau…

Nhận diện thủ đoạn của lợi ích nhóm tiêu cực, phi chính thức:

Một là, tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền, khi cần

thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương; trong khi việc bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác có thể sẽ có lợi và hiệu quả hơn.

Hai là, tạo quan hệ, móc ngoặc với những người có chức vụ, có quyền

quyết định để bản thân hoặc người thân trong gia đình được bố trí vào các chức vụ mong muốn, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được u cầu của vị trí cơng tác đó.

Ba là, nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có

thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả “phần trăm” cho chủ đầu tư mà khơng tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Người có chức quyền, thối hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi trả “phần trăm” đậm hơn.

Bốn là, các doanh nghiệp và những người có chức, có quyền hình thành

nhóm lợi ích, cố kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp tìm cách vận động để một số người tạo dựng uy tín, được vào những vị trí cơng tác mong muốn. Đến lượt những người này phải trả ơn, chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở”, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc…

Năm là, bộ phận quan chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để

móc nối, thơng đồng với nhau lách luật hay vi phạm luật nhằm tham nhũng;

Sáu là, một bộ phận cán bộ, cơng chức thối hóa, biến chất trong các cơ

quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra… cũng bị móc nối và vì lợi ích của mình mà hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, điều tra để che chắn khuyết điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này.

Một số lĩnh vực lợi ích nhóm phi chính thức có ảnh hưởng tiêu cực

thường xuất hiện:

Một là, trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Lợi ích nhóm trong quản lý

và sử dụng đất đai có hàng loạt những biểu hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trong giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất; trong chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất; trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai…

Hai là, trong lĩnh vực đầu tư công. Đầu tư công là nguồn lực quan trọng

thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân; đã và đang đóng vai trị chủ đạo trong tồn bộ tổng đầu tư của nền kinh tế. Lợi ích nhóm tiêu cực đang len lỏi vào tất cả q trình đầu tư, như xây dựng cơ bản, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, mua sắm tài sản công.

Ba là, trong khai thác tài ngun, khống sản. Thơng qua những kẽ hở

của pháp luật hoặc những sai phạm trong cấp phép thăm dị, khai thác khống sản ở các địa phương nhóm lợi ích tiêu cực giành được những ưu đãi hoặc đặc quyền. Hệ quả là tài nguyên bị khai thác vì lợi ích cục bộ, khơng đảm bảo phát triển bền vững.

Bốn là, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Nhóm lợi ích tiêu cực

thường liên kết để thâu tóm trái pháp luật các ngân hàng, một số cổ đông lớn thao túng các ngân hàng, thực hiện sai mục đích các chương trình đầu tư phát triển xã hội, cơng ích. sử dụng vốn khơng hiệu quả gây thất thốt vốn ngăn cản quá trình tái cơ cấu.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w