hội Ảnh hưởng tích cực:
Một là, giúp cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân đến được với chính quyền,
đặc biệt là cơ quan lập pháp một cách rõ ràng, chính xác và nhanh chóng. Có một thực tế là khơng có một chế độ chính trị (hay khơng có một quốc hội hay chính phủ nào) có thể ngồi nghe từng ý kiến, nguyện vọng của từng công dân từng tổ chức cho dù nền dân chủ của nước đó phát triển đến đâu, mặc dù theo quy định của pháp luật, bất kỳ cơng dân hay tổ chức nào cũng có thể đề đạt ý nguyện của mình lên quan chức nhà nước. Những quan điểm, ý nguyện cần tập hợp lại và cần phải có những tổ chức, nhóm xã hội có uy tín đề đạt lên chính quyền. Chức năng đó được các nhóm lợi ích thực hiện thơng qua các nhà vận động hành lang.
Hai là, lợi ích nhóm góp phần thúc đẩy q trình dân chủ hóa xã hội phát triển.
Ở các nước phương Tây, theo nguyên tắc tổ chức nhà nước, quyền lực nhà nước không chỉ nằm trong tay các cơ quan nhà nước mà phải chia sẻ một phần cho nhân dân, thơng qua các nhóm lợi ích. Các nhóm này sử dụng hoạt động vận động hành lang để tác động lên quá trình xây dựng các dự luật và các quyết định của nghị viện và chính phủ. Thơng qua đó, các giai cấp, tầng lớp xã hội đã đề
xuất những ý kiến của mình, tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, ra quyết định cùng với nghị viện và chính phủ, thúc đẩy dân chủ phát triển. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức cơng dân và thúc đẩy người dân tích cực tham gia đời sống chính trị.
Ba là, sự xuất hiện của các lợi ích nhóm góp phần cung cấp thơng tin
cho nhà nước trong q trình hoạch định chính sách, giúp chính sách có chất lượng cao hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hơn; giúp chính phủ thực thi chính sách dễ dàng hơn; giúp chính phủ có được nguồn lực để thực hiện các chính sách và chia sẻ lợi ích trong xã hội.
Ảnh hưởng tiêu cực:
Một là, lợi ích nhóm sẽ tạo ra sự bất cơng trong xã hội. Để có một quyết định
có lợi cho mình, các nhóm phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư cho các mối quan hệ với các quan chức hoặc để thuê các nhà vận động hành lang nổi tiếng. Đây chính là nguy cơ đối với nền dân chủ. Các thế lực tài chính hùng mạnh ln chiếm ưu thế trong các cuộc đua vận động và vì quyền lợi của nhóm, họ sẵn sàng bóp méo cơng lý. Phần thua thiệt thường thuộc về các nhóm dân cư nghèo, khơng có tiền để th các nhà vận động hành lang. Theo kết quả thống kê ở Mỹ về hoạt động vận động hành lang, 72% số cá nhân và tổ chức vận động đã đăng ký tại Quốc hội đại diện cho các tổ chức và hiệp hội kinh tế, 8% - đại diện cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp, chỉ có khoảng 5% đại diện cho các nhóm bảo vệ nhân quyền, phúc lợi xã hội, 2% đại diện cho người nghèo và 1% đại diện cho những nhóm yếu thế trong xã hội [1, tr.174- 175]. Như vậy, chỉ giới chủ giàu có mới có ảnh hưởng và có lợi, cịn ý kiến, nguyện vọng của những người dân nghèo yếu thế, khó có cơ hội đến với chính quyền và được thể hiện trong chính sách.
Hai là, lợi ích nhóm thúc đẩy sự tha hóa quan chức, làm tăng mơi trường cho
tham nhũng, hối lộ phát triển. Để đạt được mục đích của mình, các nhà vận động hành lang đại diện cho các nhóm lợi ích sử dụng đồng tiền để mua chuộc các quan chức chính phủ, làm biến chất đội ngũ quan chức, công chức nhà nước cả về mặt đạo đức và nghề nghiệp. Lúc này, họ không cịn là những người đại diện cho tiếng nói cử tri, cho quyền lực nhà nước nữa mà là đại diện cho tiếng nói của đồng tiền, cho sức mạnh của các tập đồn tư bản. Như trường hợp của Abramoff - một
nhà vận động hành lang có thế lực nhất nước Mỹ - đã bị coi là “mua cả Washington” khi bị kết tội biển thủ, gian dối tài chính và mua chuộc chính khách (hơn 300 nghị sĩ của cả hai đảng). Thực tế hiện nay, tại Mỹ, trong nền chính trị hiện đại, lobby chính là việc dùng thế lực tiền bạc để vận động và làm áp lực để Quốc hội hoặc các cơ quan nhà nước hành động theo chiều hướng phục vụ quyền lợi của các nhóm lợi ích. Ngay cả một số cơ quan chính phủ trung ương và địa phương cũng dùng tiền để lobby các nhà lập pháp. Điều này dẫn đến nguy cơ bè đảng, làm tiếng nói của những nhóm yếu thế càng ít đi trong q trình ra quyết sách. Đây cũng là khe hở để các thế lực tài chính hùng mạnh có thể giành lợi thế trong các cuộc chạy đua vận động và bóp méo cơng lý.
Ba là, sự vận hành của các nhóm lợi ích trong khi xây dựng chính sách quốc
gia đơi khi gây nguy cơ bế tắc trong xây dựng hoặc triển khai chính sách. Điều này là do quyền lợi của nhiều nhóm lợi ích mâu thuẫn với nhau nên do nguồn lực có hạn, nhà nước chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu của một nhóm đối tượng nhất định. Vì vậy, một chính sách được đưa ra bao giờ cũng mang lại lợi ích cho nhóm này và gây tổn hại đến lợi ích của nhóm khác. Các nhóm lợi ích càng mạnh thì đấu tranh giữa chúng càng tăng và áp lực lên quyền lực nhà nước càng lớn. Sự đấu tranh quyết liệt của các nhóm có lợi ích khác biệt khiến cho nhiều chính sách khơng được thông qua, gây thiệt hại lớn đến sự phát triển của đất nước và làm suy giảm uy tín và sức mạnh của nhà nước trong việc ban hành chính sách.