Phân loại lợi ích

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 39 - 40)

Có nhiều cách để phân loại lợi ích như sau:

Căn cứ vào các lĩnh vực biểu hiện trong xã hội: có lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, lợi ích chính trị… Nói một cách khái qt hơn là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

Căn cứ vào phạm vi thể hiện trong cộng đồng, có lợi ích riêng và lợi ích chung, cụ thể hơn có thể là lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp…

Căn cứ vào thời gian tồn tại có lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Căn cứ vào tầm quan trọng có lợi ích căn bản và lợi ích khơng căn bản. Căn cứ vào tính chất có lợi ích chính đáng và lợi ích khơng chính đáng. Các cách phân loại trên đều mang tính tương đối. Bởi trên thực tế, các dạng thức lợi ích này ln tồn tại đan xen, tác động qua lại trong các chủ thể lợi ích. Nghĩa là, quan hệ lợi ích là quan hệ nhiều thứ bậc, nhiều cấp độ, nhiều tầng nấc, nhiều chiều cạnh và mang những tính chất khác nhau. Xét theo cách phân chia trên, lợi ích nhóm nằm trong mối quan hệ với lợi ích riêng và lợi ích

chung. Hơn nữa, trong xã hội, khơng có lợi ích chung chung, trừu tượng bên

ngồi con người cụ thể mà lợi ích ln gắn liền với những cá nhân, những tập

đồn người, giai cấp hay cộng đồng xã hội nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu

lợi ích nhóm cần phải đề cập đến những mối quan hệ với lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Lợi ích riêng hay lợi ích cá nhân là phạm trù phản ánh lợi ích của một cá

nhân cụ thể trong xã hội. Nó tạo thành mục đích, hay động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân trong xã hội.

Lợi ích cá nhân thường mang tính ích kỷ. Cá nhân có xu hướng củng cố, tăng cường lợi ích của mình bằng những hình thức khác nhau. Mặc dù mang tính ích kỷ song lợi ích cá nhân và những hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân có thể là

cơ sở để hình thành lợi ích chung. Theo C.Mác, trong q trình hoạt động thực hiện lợi ích riêng, dù ý thức hay không ý thức được, các cá nhân cũng tạo ra lợi ích chung, đóng góp cho lợi ích chung. Ơng viết:

Sức mạnh duy nhất ràng buộc họ với nhau và đặt họ quan hệ với nhau là lịng vị kỷ, là điều lợi riêng, là lợi ích tư nhân. Nhưng vì mỗi người chỉ lo cho mình và khơng ai lo cho người khác, cho nên tất cả bọn họ, do một sự nhịp nhàng đã định trước của sự vật, hay do sự che chở của một Thượng đế rất khơn khéo, đều chỉ làm một cơng việc có lợi cho cả hai bên, cho điều lợi chung, cho lợi ích chung [11, tr.263].

Lợi ích chung hay lợi ích tập thể là lợi ích có quan hệ tới ít nhất từ hai cá nhân trở lên. Nó là sự liên kết các lợi ích riêng để cùng đạt đến một mục tiêu chung. Lợi ích chung có nhiều mức độ: lợi ích chung của nhóm, lợi ích chung của tập thể, lợi ích chung của xã hội. Nhà nước là chủ thể được ủy quyền để duy trì lợi ích chung của xã hội mà trong đó lợi ích riêng của cá nhân được bảo đảm. C.Mác cho rằng: “Lợi ích chung, và việc bảo tồn những lợi ích đặc thù ở trong đó, là mục đích của nhà nước” [7, tr.329]. Như vậy, mục đích của nhà nước khơng chỉ duy trì, điều tiết lợi ích chung mà còn là bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của những lợi ích của cá nhân, lợi ích của các nhóm dân cư và các giai tầng xã hội. Chỉ khi đó, nhà nước mới tồn tại với đúng chức năng của mình.

Với tính cách là mục tiêu, mục đích chung của cộng đồng xã hội; lợi ích chung và việc cùng hoạt động thực hiện lợi ích chung tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các cá nhân, tạo ra hợp lực chung. Ph.Ăngghen viết: “Ở đâu khơng có lợi ích chung thì ở đó khơng thể có sự thống nhất về mục đích và càng khơng thể có sự thống nhất về hành động được” [10, tr.21].

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w