2.1.1. Khái niệm lợi ích
Từ thực tiễn lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu cơ sở hình thành lợi ích, mối quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội và vai trị của nó đối với sự phát triển của lịch sử. Trong một số tác phẩm như Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Gia đình thần thánh, Hệ tư tưởng Đức…, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ lợi ích chính là mục tiêu, là động lực hoạt động của con người, là bản chất con người, tính người. Theo C.Mác thì phạm trù lợi ích, có ích, có lợi được sử dụng như nhau. Lợi ích khơng phải là một cái gì đó trừu tượng mà có tính chất chủ quan, cơ sở của lợi ích là nhu cầu khách quan của con người. Nó vừa tồn tại dưới hình thái vật thể, vừa là quan hệ xã hội. Nhưng cái sản phẩm ấy chỉ trở thành lợi ích khi nó thuộc về sở hữu của người nào đó, liên quan và có thể thoả mãn nhu cầu nào đó, được đặt trong quan hệ giữa con người với nhau. Người ta quan hệ với nhau, trao đổi tính người cho nhau chính là thơng qua sản xuất và trao đổi sản phẩm của quá trình sản xuất ấy. Theo quan điểm trên thì lợi ích là cái mang quan hệ xã hội. Do vậy, việc nhận thức quan hệ xã hội mà thiếu lợi ích thì về cơ bản, nhận thức đó vẫn chỉ mang tính trừu tượng [14, tr.89].
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Lợi ích là một trong những động
lực quan trọng trực tiếp thúc đẩy hành động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu cá
nhân, gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc và xã hội” [115, tr.747]. Từ điển Triết học cho rằng:
Lợi ích - khái niệm nói lên đặc điểm của cái có ý nghĩa khách quan cần thiết cho cá nhân, gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung… Lợi ích khơng phải là sản phẩm của ý thức và của ý chí cá nhân, mà là sản
phẩm của những điều kiện xã hội khách quan, quyết định phương hướng thích hợp của ý chí và hành động của con người [118, tr.333].
Như vậy, lợi ích, xét đến cùng, chính là mục tiêu, động lực, phương thức
để thực hiện nhu cầu trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong quan hệ xã hội, trong đấu tranh xã hội.