thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thơn…; Tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong sạch, vững mạnh; Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; Kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của hội viên, nông dân; Thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn, giữ gìn đồn kết trong nội bộ nơng dân; Góp phần xây dựng khối đại đồn kết tồn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội; Chống quan liêu, tham nhũng lãng phí và các tệ nạn xã hội…
Trên thực tế, các nhóm lợi ích trên cũng đã đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Sự hoạt động tích cực của nhóm lợi ích này cũng góp phần tích cực nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước khơng ngừng lớn mạnh.
Hoạt động của các nhóm lợi ích tích cực đã tạo nên bầu khơng khí sinh hoạt chính trị sơi nổi. Các nhóm lợi ích đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia, góp ý vào việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng làm cho người dân quan tâm hơn đến đường lối, chính sách. Khi nghị quyết, chỉ thị được ban hành, cũng chính các nhóm lợi ích tích cực là cầu nối để tuyên truyền, động viên thực hiện giúp cho những đường lối, nghị quyết ấy có sức lan tỏa lớn trong cuộc sống. Đây là yếu tố góp phần quan trọng tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
3.2.2. Ảnh hưởng tích cực của lợi ích nhóm đến đổi mới quản lý nhà nước nước
Thứ nhất, các nhóm lợi ích đã góp phần khơng nhỏ trong việc hình thành nên
các chính sách góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội thơng qua việc kiến nghị nhiều chính sách quan trọng. Ở Việt Nam, luật pháp cũng đã có những quy định tạo khung cho sự tham gia của các nhóm lợi ích chính thức vào q trình hoạch định chính sách ở cấp độ quốc gia và địa phương. Theo đó, các hiệp hội có
tiếng nói quan trọng trong q trình hoạch định chính sách. Phần lớn các chính sách và pháp luật của Nhà nước ban hành đều phải có ý kiến tham gia dưới các hình thức khác nhau của tổ chức này. Mặt khác, chính các tổ chức này cũng được phép trình sáng kiến luật và bỏ phiếu thơng qua ở Quốc hội. Các nhóm lợi ích cũng đã phối hợp một cách hết sức chặt chẽ với các cơ quan hoạch định chính sách thơng qua việc tham gia một cách tích cực và chủ động vào q trình soạn thảo chính sách, pháp luật. Cụ thể, các hiệp hội doanh nghiệp đã tham gia và có tiếng nói quan trọng trong việc soạn thảo các dự án luật như: Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu…
Thứ hai, các nhóm lợi ích góp phần cải thiện chất lượng thực thi chính sách,
hồn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đó là cầu nối để cung cấp thơng tin cho các nhà hoạch định chính sách. Nhờ đó, các chủ trương, chính sách phản ánh chính xác hơn nhu cầu của cuộc sống, mang lại lợi ích cho nhiều chủ thể trong xã hội. Việc lấy ý kiến từ các nhóm lợi ích được pháp luật công nhận đã và đang được triển khai. Đây cũng là một biểu hiện cụ thể về sự dân chủ trong điều hành và quản lý của Nhà nước. Chính thơng qua đối thoại, các hiệp hội với tư cách là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp địa phương hoặc ngành có thể trao đổi, kiến nghị với chính quyền các cấp về các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật của mơi trường đầu tư kinh doanh. Đối thoại chính quyền - doanh nghiệp ngày càng được các hiệp hội và cả cho cơ quan chính quyền các cấp chú trọng nhiều hơn bởi lợi ích mang lại không chỉ cho doanh nghiệp mà cả các cơ quan quản lý. Nhìn chung, qua kết quả điều tra các hiệp hội doanh nghiệp, so với trước đây, hoạt động đối thoại chính quyền - doanh nghiệp dường như đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Khảo sát cho thấy trong số 71 hiệp hội có cung cấp thơng tin về hoạt động đối thoại chính quyền - doanh nghiệp, đã có 85% hiệp hội doanh nghiệp tiến hành hoạt động đối thoại với chính quyền. Trong đó, có tới 90% các hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh và 79% hiệp hội ngành hàng quốc gia được khảo sát cho biết có tiến hành hoạt động này [69, tr.23, 25]. Thời gian qua, hoạt động tham gia xây dựng pháp luật và đối thoại chính sách của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã có những chuyển biến và thành cơng nhất
định. Nhiều Dự án luật, Pháp lệnh đã có sự tham gia tích cực và chủ động của các hiệp hội doanh nghiệp. Nhiều hiệp hội đã tham gia vào quá trình đối thoại chính sách như tham gia phản biện đối với Dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, chính sách thuế nhập khẩu, chính sách đất đai… Sự tham gia và chủ động của nhiều hiệp hội đã có những ảnh hưởng tích cực tạo nên nhiều chuyển biến ở một số lĩnh vực: chẳng hạn, bãi bỏ các giấy phép kinh doanh con, đổi mới một số điều khoản của Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; thay đổi trực tiếp trong quy định về thủ tục mua bán hóa đơn VAT, các chính sách về độ cao container, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng ngay sau khi những cuộc đối thoại được tổ chức [100]; sửa đổi các chuẩn mực kỹ thuật để Hiệp hội Cơ khí có thể tham gia các dự án trước sự cạnh tranh của các nhà thầu Trung Quốc, xóa bỏ tình trạng độc quyền trong khai thác các cảng hàng không (kiến nghị của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam)…
Khảo sát của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: phần lớn các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động tham vấn ý kiến hội viên về cải thiện môi trường kinh doanh. Lĩnh vực đối thoại của hiệp hội doanh nghiệp với chính quyền các cấp tập trung chính vào những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Trong đó, thuế, đất đai, tài nguyên, thủ tục hải quan là những chủ đề thường xuyên được lựa chọn nhất. Đối với các hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh, những lĩnh vực đối thoại khác có thể bao gồm vấn đề tiếp cận vốn, thanh quyết tốn và giải ngân tín dụng, mơi trường, quy hoạch và các thủ tục hành chính cơng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những lĩnh vực đối thoại khác của hiệp hội ngành hàng quốc gia thường liên quan đến chính sách phát triển ngành, thực thi cam kết hội nhập của nhà nước, chính sách tiền tệ, tài chính, đấu thầu… Đã có 57/78 hiệp hội doanh nghiệp thực hiện hoạt động này, chiếm tỉ lệ 73%; trong đó có 37/50 hiệp hội đa ngành cấp tỉnh (74%) và 20/28 hiệp hội ngành hàng quốc gia (71%). Trong 57 hiệp hội có thực hiện hoạt động này, trong khoảng 5 năm trở lại đây, 50% hiệp hội thực hiện tham vấn 1 hoặc 2 lần trong 1 năm; 23% hiệp hội thực hiện 3 hoặc 4 lần/năm và 27% tiến hành từ 5 lần trở lên. Các hiệp hội quốc gia có tần suất tiến
hành các hoạt động này cao hơn của các hiệp hội cấp tỉnh. Một số hiệp hội quốc gia có tần suất tiến hành hoạt động này trên 10 lần/năm bao gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, Hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Da giày Việt Nam, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam. Một số hiệp hội cấp tỉnh cũng thường xuyên tiến hành hoạt động này như Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Hội Doanh nghiệp Hưng Yên, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Nghệ An và Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nam [87].
Từ đó, các nhóm lợi ích góp phần khơng nhỏ làm cho chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống thơng qua hoạt động phản biện, giám sát xã hội đối với q trình hoạch định chính sách. Giám sát và phản biện xã hội của các nhóm lợi ích kinh tế đối với q trình hoạch định chính sách và thực thi chính sách cơng là một hành vi xác định tính khoa học, tính hợp pháp trong hành động của viên chức và cơ quan nhà nước. Giám sát và phản biện xã hội là biểu hiện đặc trưng chuyên nghiệp nhất của đời sống dân chủ.