Tạo hành lang pháp lý cho lợi ích nhóm hoạt động và áp dụng cơ chế công khai, minh bạch để kiểm sốt lợi ích nhóm

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 63 - 66)

cơ chế công khai, minh bạch để kiểm sốt lợi ích nhóm

Một trong những kinh nghiệm để kiểm sốt lợi ích nhóm là thừa nhận sự phát triển của lợi ích nhóm, từ đó tạo hành lang pháp lý cho các lợi ích nhóm hoạt động. Cùng với đó là cơng khai, minh bạch các hoạt động để từ đó dễ hơn trong kiểm sốt lợi ích nhóm là kinh nghiệm mà các nước phát triển áp dụng và đạt được kết quả tích cực.

Ở các nước đa nguyên chính trị, hoạt động của các đảng phái chính trị là hoạt động của các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích được đăng ký hoạt động trong khn khổ của luật pháp và được pháp luật bảo vệ hoặc bị xử phạt khi vi phạm. Về cơ sở pháp lý, Hiến pháp Mỹ năm 1787 trong bản sửa đổi đầu tiên, đã cung cấp cơ sở pháp lý cho “những nhóm lợi ích đặc biệt”. Theo đó, bất cứ một nhóm nào cũng đều có quyền yêu cầu các quan điểm của họ phải được sự lắng nghe của công chúng, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và các tịa án. Năm 1946, Luật về nhóm gây áp lực được thông qua. Năm 1995, Quốc hội Mỹ đã biểu quyết chấp thuận một đạo luật mới quy định thể lệ hành nghề vận động hành lang để thay thế đạo luật năm 1946.

Đạo luật Vận động hành lang Disclosure (1995) yêu cầu những người vận động hành lang hoặc tổ chức nào sử dụng một người vận động hành lang bắt buộc phải đăng ký với Thư ký của Thượng viện và Thư ký Hạ viện. Người vận động hành lang phải công khai một loạt các thông tin, chẳng hạn như, danh tính của họ và của các tổ chức, danh tính và địa chỉ kinh doanh của khách hàng, các vấn đề vận động (với chi tiết cụ thể bằng văn bản pháp luật) cũng như thu nhập của họ (mỗi khách hàng) và tổng chi phí vận động hành lang mỗi quý. Luật cũng yêu cầu tất cả các đăng ký và báo cáo được thực hiện phải có sẵn cho cơng chúng kiểm tra qua Internet ngay sau khi báo cáo được đệ trình. Về việc ngăn ngừa xung đột lợi ích, Mỹ thiết lập một hệ thống riêng biệt cho những người giữ vị trí cấp cao.

Luật pháp cũng có những quy định hạn chế đối với những người làm vận động hành lang. Ví dụ, cấm các Thượng nghị sĩ và nhân viên văn phịng Thượng

viện khơng được nhận q hoặc chiêu đãi đáng giá trên 100 đô la mỗi người mỗi năm, cấm không được tham dự những chuyến đi giải trí do tư nhân đài thọ. Tuy nhiên, thể lệ về quà cáp và chiêu đãi cũng có tới 24 trường hợp ngoại lệ. Luật cũng buộc những người làm vận động hành lang mỗi năm phải báo cáo với Nhà nước hai lần về số tiền họ nhận của các cơng ty, nhận để làm gì và thân chủ của họ là ai; và quy định rằng, bất cứ ai được trả tiền để vận động các nhà lập pháp và các quan chức Chính phủ đều được coi là người làm vận động hành lang, nếu người ấy dùng ít nhất 20% thời gian của mình để đại diện cho thân chủ trong thời gian sáu tháng.

Để tạo vị thế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các nhóm lợi ích, luật pháp của Canada đã thiết lập quy định về vận động hành lang khá nghiêm ngặt. Theo Luật Vận động hành lang, các thành viên của Chính phủ khơng được phép tham gia vào các hoạt động vận động hành lang với Chính phủ Liên bang trong vịng năm năm, sau khi họ thơi giữ chức vụ. Hơn nữa, việc đăng ký của các đơn vị và cá nhân như vận động hành lang theo quy định là bắt buộc và các thông tin đăng ký được công khai.

Quy tắc ứng xử của người vận động hành lang cũng đã được triển khai để đảm bảo rằng “vận động hành lang được thực hiện có đạo đức với các tiêu chuẩn cao nhất trên quan điểm bảo tồn và nâng cao niềm tin và sự tin tưởng vào sự thanh liêm, tính khách quan và cơng bằng trong hoạch định chính sách của chính phủ”. Văn phịng Ủy ban Vận động hành lang chịu trách nhiệm về việc thực hiện và củng cố cả Luật Vận động hành lang và Các quy tắc ứng xử. Các Ủy viên là đại lý độc lập của Quốc hội, bởi cả hai viện của Quốc hội nhiệm kỳ bảy năm chỉ định. Đối với xung đột lợi ích, theo đạo luật xung đột lợi ích, tất cả các cán bộ công chức, bao gồm cả các thành viên cao cấp của chính phủ, có nhiệm vụ xác định và tránh xung đột về lợi ích có thể.

Đạo luật u cầu các công chức cung cấp một báo cáo mật về tài sản và nợ phải trả, trong đó có cả các hoạt động trước đây và hiện tại của họ cũng như những người có quan hệ sinh lý với họ và con cái. Nó vạch ra các quy tắc liên quan đến tài sản có thể hoặc khơng thể tiếp tục được quản lý trực tiếp, và cung cấp định hướng về cách thối vốn của tài sản. Nó cũng đặt ra những hạn chế về các hoạt động bên ngồi, chấp nhận những món quà, lời mời đến các sự kiện đặc biệt

và tiếp khách, cũng như các hoạt động ngồi cơng việc, và đưa ra một cơ chế ứng cứu để giúp các Bộ trưởng trong việc tránh xung đột lợi ích trong việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng chính thức của họ. Ngồi ra, có những hướng dẫn cụ thể hơn bao gồm các vấn đề quan trọng, như xử lý tốt trong việc đối phó với các hình thức lobby và các hoạt động gây quỹ chính trị cho các Bộ trưởng.

Tại Liên minh châu Âu, kể từ tháng 6 năm 2001, một bản “Đăng ký minh bạch” chung để xử lý các hoạt động vận động hành lang ở cả Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu đã được hình thành. Tất cả những người vận động hành lang, người đăng ký phải kê khai khách hàng của họ là ai và các thu nhập phát sinh từ hoạt động vận động hành lang. Trong khi việc đăng ký là không bắt buộc, Nghị viện châu Âu vẫn duy trì hệ thống của mình để đưa ra đường truyền truy cập và những người vận động hành lang không đăng ký không đủ điều kiện đi qua (Văn phòng Xúc tiến dân chủ nghị viện, 2011).

Tuy nhiên, mối quan tâm ngày càng tăng về các cuộc đàm phán phi đạo đức và bất hợp pháp giữa các thành viên của Nghị viện châu Âu và các nhóm lợi ích đặc biệt khiến Nghị viện châu Âu tăng cường quy chế đạo đức. Trong bối cảnh này, một Bộ Quy tắc ứng xử mới dành cho các thành viên của Nghị viện châu Âu đã được phê duyệt trong tháng 12 năm 2011. Bộ Quy tắc ứng xử cho các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) thiết lập các yêu cầu cơng khai thơng tin chi tiết về các lợi ích tài chính cũng như một lệnh cấm rõ ràng về việc tiếp nhận các khoản thanh toán hoặc bất kỳ loại phần thưởng nào để đổi lấy ảnh hưởng đến quyết định của Nghị viện. Bộ Quy tắc ứng xử này cũng cung cấp các quy định rõ ràng về việc nhận quà tặng (không được phép nhận quà tặng trị giá hơn 150 Euro) và về khả năng cựu thành viên của Nghị viện được làm người vận động hành lang.

Trong khi Bộ Quy tắc ứng xử được đánh giá là kiên quyết và tồn diện, thì các văn bản vẫn có một số điểm yếu, đặc biệt là liên quan đến ảnh hưởng của nhóm lợi ích (Tổ chức Minh bạch quốc tế, 2011). Ví dụ, Bộ luật khơng có điều khoản để ngăn chặn các thành viên Nghị viện làm công việc vận động hành lang ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ của mình và khơng u cầu họ lưu giữ hồ sơ của tất cả các cuộc họp quan trọng với các đại diện của các nhóm lợi ích trong giao dịch cơng việc của họ trước đó.

Ở các nước phát triển, ai cũng có quyền vận động hành lang nhưng phải công khai, minh bạch và đúng luật. Điều này được đảm bảo một phần chính là nhờ có hệ thống báo chí, cơng luận và cả cơ quan chuyên môn luôn giám sát, vạch ra những cái sai để những người đề xuất, người thẩm định và người ra quyết định có nhiều cơ sở xem xét, đánh giá vì quyền lợi chung của cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w