Lợi ích nhóm tiêu cực ảnh hưởng tiêu cực đến những giá trị trong chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 114 - 117)

trong chủ nghĩa xã hội

Lợi ích nhóm tiêu cực gây ra hiện tượng bất cơng, bất bình đẳng, mất dân chủ nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.

Một là, đặc trưng tồn tại và hoạt động của các lợi ích nhóm ở các nước trên thế

giới có tính cạnh tranh, thậm chí đối kháng để đạt tới trạng thái bình thường là cân bằng và chế ước lẫn nhau. Nhưng ở nước ta, nhà nước chưa cho phép và chưa có cơ sở xã hội cho sự đối kháng giữa các lợi ích nhóm. Tính chất cạnh tranh, chế ước và cân bằng, tùy thời điểm, tùy lĩnh vực và điều kiện cụ thể, có thể lúc mạnh, lúc yếu khác nhau nhưng ln tồn tại trong quan hệ giữa các nhóm lợi ích khác nhau, với nhau và với xã hội. Do đó, xã hội cần có cơ chế tự điều chỉnh để sự cạnh tranh không phát triển thành đối kháng, nhưng lại đảm bảo tính dân chủ và cơng bằng để cho các nhóm lợi ích có thể tự chế ước lẫn nhau, giữ được trạng thái cân bằng cho xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, do quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường chưa hồn thành, các lợi ích nhóm chưa được thừa nhận chính thức, chưa trở thành chính thống, tính chất dân chủ và cơng bằng trong quan hệ giữa các nhóm chưa thật đảm bảo, nên trong nhiều trường hợp, một số nhóm lợi ích đã trở thành nhóm độc quyền, do vậy tính chất chế ước và cân bằng bị ảnh hưởng. Một số nhóm do “độc quyền” nên có cơ hội tốt hơn các nhóm khác trong tác động chính sách, trong tác động vào điều hành, quản lý các quá trình xã hội, thu lợi bất chính hoặc bất hợp lý. Trong khi đó, các nhóm lợi ích khác lại rơi vào điều kiện bất lợi, do khơng thể cân bằng, chế ước được nhóm đối tác. Theo tác

giả Nguyễn An Nguyên, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) là một tập đồn lợi ích như thế. Được hưởng đặc lợi từ các loại thuế và lệnh cấm đánh vào ô tô nhập khẩu, giá ô tô sản xuất ở Việt Nam luôn cao gấp 3 - 5 lần so với giá ở các nước khác. Dù thế, VAMA vẫn dựa vào thế thống trị thị trường để cùng nhau nâng giá ô tô. Tuy nhiên, dù ln cam kết nội địa hóa lên 30 - 40% trong vịng 10 năm, đến nay tỉ lệ nội địa hóa mà các doanh nghiệp thực hiện mới chỉ đạt 2 - 10%. Vậy là, trong khi người tiêu dùng phải hi sinh, chịu thiệt thòi để hi vọng vào một nền sản xuất ơ tơ phát triển hơn thì ngược lại, VAMA có những khoản lợi nhuận khổng lồ mà nền sản xuất ô tô Việt Nam vẫn không phát triển được như mong đợi.

Hai là, lợi ích nhóm tiêu cực đã tác động khiến cho việc phân phối

khơng cịn cơng bằng, tạo sự phân hóa giàu nghèo khơng chính đáng - nghĩa là, phân hóa giàu nghèo khơng xuất phát từ tài năng, đóng góp mà do ý muốn chủ quan, sự điều chỉnh lợi ích của một nhóm người. Cần nhận thức rằng cơng bằng xã hội là tiêu chí quan trọng bậc nhất để phân biệt chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Dưới góc độ cơng bằng xã hội, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các nhóm lợi ích, nhất là trong các nền chính trị khơng minh bạch, thơng qua hình thức vận động hành lang, nhằm tác động tới cách thức, tỷ lệ phân bổ lợi ích của Nhà nước, để tạo dựng và thụ hưởng đặc quyền, đặc lợi là nguy cơ trực tiếp đối với công bằng xã hội. Sự bất cơng xã hội do lợi ích nhóm gây nên là sự bất công ngay từ “gốc” chứ không chỉ ở phần “ngọn”. Nghĩa là, bất công diễn ra ngay từ sự phân phối cơ hội phát triển.

Hiện nay, có sự phân cực rất rõ giữa những nhóm giàu có quyền lực lớn và những nhóm dân cư yếu thế, chịu nhiều thua thiệt. Mặc dù nhóm giàu có chiếm số lượng nhỏ trong dân cư nhưng lại thu lợi lớn từ công cuộc đổi mới và phát triển. Họ sở hữu một lượng tài sản lớn, nhờ đó có quyền lực mạnh, khơng những có thể bảo vệ lợi ích riêng của nhóm mà cịn phát huy ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách thơng qua nhiều phương tiện và mua chuộc những kẻ thối hóa, biến chất trong bộ máy nhà nước để làm lợi cho họ. Ví dụ, các nhà đầu tư nước ngồi lót tay cho các cán bộ xét duyệt và cấp phép dự án FDI, nên được hưởng quá

nhiều ưu đãi, như miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế trong quá nhiều năm, được nhận những khu đất vàng..., không hề cân nhắc xem dự án đầu tư có tạo thêm nhiều việc làm khơng, có tăng thu ngân sách khơng, có tiếp nhận được công nghệ mới không… Hậu quả là tăng trưởng cao nhưng không cải thiện đời sống nhân dân mà chỉ lợi cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, hiện nay, còn xuất hiện những kẻ làm giàu phi pháp, chủ yếu thuộc hai nhóm: nhóm thứ nhất là bọn bn gian, bán lận, lừa đảo, đầu cơ trên thương trường; nhóm thứ hai là những cán bộ, đảng viên thối hóa, biến chất chỉ lo tìm cách lợi dụng vị thế và quyền lực được giao (nhất là trong các lĩnh vực địa chính - nhà đất, xây dựng cơ bản, tài chính doanh nghiệp nhà nước, thuế vụ, hải quan...) để đục khoét tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Hơn thế nữa, thực tế nhiều vụ án kinh tế lớn cịn cho thấy rõ có sự móc ngoặc tinh vi giữa hai nhóm trên.

Cả hai nhóm này đều có lợi ích đối kháng với lợi ích của tồn xã hội. Chúng phải bị pháp luật trừng trị và xóa bỏ. Nếu để cho chúng tiếp tục phát triển và câu kết chặt chẽ với nhau thì sớm muộn chúng sẽ ngang nhiên phá hoại sự nghiệp đổi mới ngay từ bên trong, biến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thành nền kinh tế thị trường "hoang dã", vừa cản trở tăng trưởng kinh tế nhanh, lành mạnh và bền vững vừa kìm hãm tiến bộ và cơng bằng xã hội, gây bất bình trong quảng đại nhân dân, tạo thành nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh mà tồn Đảng, tồn dân ta đang ra sức phấn đấu để đạt tới.

Hậu quả của nó là ảnh hưởng đến chủ nghĩa xã hội, là làm xói mịn lịng tin

của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên thối hóa, biến chất, hình thành những nhóm tiêu cực, sa vào tham nhũng, lãng phí, thu vén lợi ích cá nhân làm giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong dư luận xã hội, thậm chí có cả biểu tình phản đối. Điều này cũng khiến các thế lực thù địch rất dễ lợi dụng xun tạc, bơi nhọ, nói xấu, kích động nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước. Trên thực tế, có lúc, có nơi các thế lực thù địch đã kích động được một bộ phận nhân dân gây bạo

loạn làm mất ổn định chính trị. Nếu Đảng, Nhà nước không kiên quyết xử lý nghiêm minh, tiếp tục để lợi ích nhóm tiêu cực lộng hành, phát triển, gây bức xúc trong nhân dân và xã hội sẽ tạo thuận lợi thêm cho các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện những âm mưu gây bạo loạn đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Từ những phân tích trên, sự khẳng định dưới đây là có cơ sở:

Hậu quả thứ hai do “nhóm lợi ích” gây ra là nhất định sẽ chệch hướng khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính (và cũng xa lạ với chủ nghĩa tư bản hiện đại), đất nước đi theo một con đường khác, sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, đó là con đường khơng có tiền đồ và rất nguy hiểm, khơng có tự do và dân chủ (vì bị “nhóm lợi ích” độc quyền về kinh tế và chính trị thâu tóm, lũng đoạn), để lại hậu quả lâu dài mà dân tộc phải gánh chịu [56].

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w