Minh về lợi ích nhóm
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể thấy các nhà kinh điển cũng đã đề cập đến vấn đề lợi ích nhóm thơng qua việc bàn đến lợi ích giai cấp, trong đó đặc biệt là lợi ích của nhóm giai cấp tư sản và lợi ích của nhóm giai cấp cơng nhân. Giai cấp tư sản “dùng mọi thủ đoạn mà tài sản của chúng và cái chính quyền chúng nắm trong tay có thể cung cấp cho chúng để bảo vệ lợi ích của mình” [8, tr.592], cịn giai cấp cơng nhân thơng qua đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội để giành lấy lợi ích chính đáng của mình từ tay giai cấp tư sản. Như
vậy, lợi ích của giai cấp cơng nhân đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản nhưng lại có chung lợi ích với tồn thể nhân dân lao động. Vì thế, khi giai cấp công nhân tiến hành cách mạng xã hội, giải phóng cho giai cấp mình, nó đồng thời giải phóng tồn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Chính vì lợi ích của giai cấp cơng nhân phù hợp với lợi ích của tồn xã hội, nên việc giai cấp cơng nhân giành được chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội đảm bảo cho sự cơng bằng, hài hịa về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, từ cơng bằng về cơ hội đến công bằng trong phân phối.
Trong các tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen cũng chỉ ra những lợi ích nhóm tiêu cực ảnh hưởng đến phong trào cơng nhân, đến q trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Đó chính là lợi ích nhóm của những người tiểu tư hữu bao gồm tiểu nông, tiểu chủ, tiểu thương, tiểu tư sản.
Ph.Ăngghen khẳng định người tiểu nơng có khuynh hướng liên minh với người tiểu tư sản. Những người dân ở nông thôn tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là do họ bị gánh khá nặng thuế má hoặc bị những gánh nặng của chế độ phong kiến đẩy vào tay đảng cách mạng. Họ khơng có tính chủ động của mình, vì thế họ hợp thành một bộ phận phụ thuộc vào các giai cấp khác trong cuộc khởi nghĩa, luôn bị ngả nghiêng giữa một bên là giai cấp công nhân và một bên là giai cấp những người tiểu thủ công và tiểu thương.
Về giai cấp tiểu tư sản, Ph.Ăngghen khẳng định, xuất phát từ tính chất nhỏ nhen do cơng việc giao dịch bn bán và những hoạt động tín dụng của nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới tính cách riêng của họ, điều này khiến hoạt động chính trị của họ mang dấu ấn đặc trưng là “thiếu nghị lực” và “thiếu tinh thần tháo vát”. Vì thế, trên thực tế, mặc dù khuyến khích cuộc khởi nghĩa nhưng khi điều này xảy ra thì tầng lớp tiểu tư sản vội đoạt lấy chính quyền; nhưng sử dụng chính quyền đó để thủ tiêu những kết quả của khởi nghĩa. Bất cứ nơi nào mà một cuộc xung đột vũ trang tạo thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng thì tầng lớp tiểu tư sản đều khiếp sợ khi thấy chính quyền rơi vào chính tay mình; và sợ nhất là hậu quả những chính sách mà họ buộc phải thi hành - nguy hiểm đối với địa vị xã hội và cho tài sản của họ; đe dọa với ích của họ. Bởi nếu khởi nghĩa thất bại, họ sẽ mất cơ
nghiệp. Cịn nếu khởi nghĩa thành cơng, chắc chắn là những người vô sản chiến thắng sẽ đẩy cuộc cách mạng ấy khỏi tồn bộ chính sách của chúng. Bị kẹt giữa hai nguy cơ như vậy, bị đe dọa tứ phía, tầng lớp tiểu tư sản đành mặc cho tình hình phát triển tự nhiên, kết quả là nó làm tiêu tan khả năng thành cơng cịn lại ít ỏi và làm cho cuộc khởi nghĩa hoàn toàn phá sản.
Các nhà kinh điển giải thích điều này bắt nguồn từ địa vị kinh tế - giai tầng của tầng lớp tiểu tư sản. Họ là tầng lớp trung gian giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản. Họ tưởng họ có thể đứng trên các đối kháng giai cấp, có thể đứng giữa làm trọng tài, giảm nhẹ tính đối kháng giữa hai cực. Song, bản chất của tầng lớp này lại luôn nghiêng ngả. “Họ hy vọng dùng mọi cách để vươn lên hàng ngũ giai cấp tư sản lớn, họ cũng nơm nớp lo sợ phải rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản” [9, tr.621]. Và khi có nguy cơ bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vơ sản thì họ hoảng sợ, kêu gào đấu tranh. Tất nhiên, do bản chất là những phần tử hết sức khơng chắc chắn nên họ ln tính bảo tồn bản thân trong tranh đấu. Họ chỉ “la hét om sòm” và ngã vào tay của kẻ chiến thắng sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Vì vậy, có thể nói, chính vì lợi ích của nhóm mình, tầng lớp tiểu tư hữu là mối đe dọa cho sự phát triển của giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản. Hiểu được đặc điểm này để trong quá trình lơi kéo giai tầng này về phía mình, giai cấp cơng nhân và chính Đảng của nó phải có những kế sách thích hợp, mà quan trọng nhất vẫn là hài hịa, đảm bảo lợi ích của giai tầng này với điều kiện khơng đi ngược lại với lợi ích tồn xã hội.
Kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin khi nghiên cứu về lợi ích các giai cấp, đã chỉ ra các nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi và cơng cụ bảo vệ sự đặc quyền, đặc lợi đó của chúng. Ơng viết: “Trở ngại chính mà giai cấp công nhân Nga vấp phải trong cuộc đấu tranh giải phóng là Chính phủ chun chế tuyệt đối với bọn quan lại vơ trách nhiệm của nó. Dựa vào những đặc quyền, đặc lợi của bọn địa chủ và bọn tư bản và cúc cung phục vụ những lợi ích của chúng” [127, tr.102]. Giai cấp tư sản cũng lập ra Nhà nước nhằm bảo hộ cho bọn tư bản và lợi ích của chúng “Luật pháp nhà nước không những được lập ra vì lợi ích của giai cấp tư bản mà cịn trực tiếp tước hết của cơng nhân mọi khả năng tác động đến những luật đó” [127, tr.120].
Khi giai cấp cơng nhân giành chính quyền, Đảng cầm quyền lại đứng trước nguy cơ quan liêu, chủ nghĩa cơ hội và tệ hối lộ. V.I.Lênin quan niệm:
Chủ nghĩa quan liêu, tức là đem lợi ích của sự nghiệp phục tùng lợi ích của tư tưởng danh vị, tức là hết sức chú trọng đến địa vị mà không đếm xỉa đến công tác; tức là tranh giành nhau để được bổ tuyển khi mà đáng lẽ phải đấu tranh cho những tư tưởng. Một thứ chủ nghĩa quan liêu như thế quả thật là hồn tồn khơng nên có đối với đảng và có hại cho đảng… [129, tr.424].
Và “… chủ nghĩa cơ hội là hy sinh những lợi ích bền vững và lâu dài của giai cấp vơ sản cho những lợi ích hào nhống, bề ngồi và chốc lát của nó” [131, tr.311]. Như vậy, tuy Lênin chưa đề cập trực tiếp đến khái niệm lợi ích nhóm nhưng quan điểm của ông về vấn đề này đã được biểu hiện dưới hình thức của chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa cơ hội.
V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa bè phái, cục bộ, chủ nghĩa cá nhân:
… bất kỳ bè phái nào cũng là tai hại, không thể dung thứ được; ngay cả khi các đại biểu của một vài nhóm nào đó có ý muốn bảo vệ sự thống nhất của đảng đi nữa, thì trong thực tế hoạt động bè phái đó nhất định sẽ làm yếu sự đồng tâm hợp lực trong công tác và tạo cho những kẻ thù, đang luồn vào đảng chấp chính, có điều kiện để tăng cường những mưu toan khoét sâu thêm sự chia rẽ đó để thực hiện những mục đích phản cách mạng [136, tr.104-107].
Trong đấu tranh cách mạng, bản thân giai cấp cơng nhân cũng có sự phân hóa thành các nhóm lợi ích khác nhau: có bộ phận đấu tranh kiên quyết, có bộ phận muốn thỏa hiệp, có những kẻ vì lợi ích của một bộ phận cơng nhân mà mưu lợi ích cho bọn tư bản phản bội lại chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin khẳng định: “Trong công nhân, chúng ta tuyệt nhiên không thể dung thứ được những bọn mưu cầu tư lợi không chịu kết hợp
lợi ích của nhóm của họ với lợi ích của tồn thể công nông” [135, tr.345]. Người cho
rằng khơng thể vì lợi ích của một nhóm người mà hi sinh lợi ích căn bản của hàng chục triệu cơng nhân và tiểu nơng. Vì vậy, cần trừng phạt những kẻ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, đặc biệt trong điều
kiện chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Người viết: “Trong chiến tranh, ý chí thống nhất biểu hiện ở chỗ nếu ai đặt lợi ích riêng của bản thân mình, lợi ích
của làng mình, của nhóm mình lên trên lợi ích chung, thì người đó bị kết tội là
kẻ mưu cầu tư lợi, người đó bị xử bắn…” [129, tr.357].
Giai cấp công nhân phải nhận thức đầy đủ về vấn đề trên và có trách nhiệm chống lại chủ nghĩa cơng đồn, chống lại khuynh hướng đặt lợi ích cá nhân, của nhóm lên trên lợi ích chung của xã hội. V.I.Lênin nói:
… chúng ta phải đấu tranh trong các giới công nhân để chống lại hiện tượng nhận thức không đầy đủ về những lợi ích chung, chống lại một số biểu hiện của chủ nghĩa cơng đồn, khi công nhân trong một số công xưởng hay trong một số ngành cơng nghiệp có khuynh hướng muốn đặt
lợi ích riêng của họ, lợi ích cơng xưởng của họ, lợi ích ngành cơng
nghiệp của họ lên trên lợi ích của xã hội [134, tr.351].
Kế thừa và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của tồn thể nhân dân lao động, chứ khơng phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào” [76, tr.607].
Vì vậy, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không rơi vào chủ nghĩa cá nhân - tức là khơng phải “…lúc tính tốn cơng việc, thì đặt lợi ích của cá nhân mình, của nhóm mình lên trên lợi ích chung” [75, tr.624]. Đồng thời, cán bộ, đảng viên đã làm cách mạng thì khơng được cục bộ bởi vì “cách mạng phải vì lợi ích của dân tộc chứ khơng phải của một cá nhân. Vì vậy, nếu một người cách mạng tìm cách cục bộ thì tham vọng của anh ta sẽ khiến anh ta hành động vì mình chứ khơng phải vì mọi người” [74, tr.514].
Tuy Hồ Chí Minh chưa sử dụng khái niệm “lợi ích nhóm” nhưng nội hàm của nó đã được thể hiện, trong đó, lợi ích nhóm được hiểu là lợi ích bộ phận. Bên cạnh đó, lợi ích nhóm cũng biểu hiện ở tư tưởng cục bộ địa phương; cán bộ, đảng viên chỉ quan tâm đến lợi ích của địa phương mình mà khơng quan tâm đến lợi ích chung. Người viết: “Chỉ chăm chú lợi ích của địa phương mình mà khơng nhìn đến lợi ích của tồn bộ. Làm việc ở bộ phận nào chỉ biết bênh vực vun đắp cho bộ phận ấy” [75, tr.547]. Những tư tưởng cục bộ đó là do chủ nghĩa cá nhân, từ đó
sinh ra hàng loạt các vấn đề như vô kỷ luật, vô tổ chức, tham địa vị, tham danh vọng, bè phái… Khi sa vào chủ nghĩa cá nhân, cán bộ thối hóa núp dưới danh nghĩa tập thể lộng hành. Sự biến tướng của chủ nghĩa cá nhân dưới danh nghĩa tập thể là mối nguy hại rất lớn.