Thừa nhận sự phát triển của lợi ích nhóm

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 61 - 63)

Ở rất nhiều nước, sự hình thành và phát triển của lợi ích nhóm được thừa nhận và có hành lang pháp lý cho hoạt động. Nhờ đó, lợi ích nhóm phát huy được tính tích cực và hạn chế được tính tiêu cực của nó.

* Lợi ích nhóm ở Mỹ

Người Mỹ có thói quen gia nhập nhóm, hội, đồn nghiệp dư nào đó của người thân, bạn bè hay đồng nghiệp để chia sẻ thông tin hoặc chia sẻ các cơ hội đem đến việc làm phụ nhiều thu nhập, đôi khi là để tương trợ, giúp đỡ người nghèo. Từ những năm 1760, dân lao động và viên chức Bắc Mỹ đã thích tập hợp thành nhóm (có người khởi xướng) để trao đổi thơng tin về các sắc thuế mới, tình hình châu Âu, chính sách của Thủ tướng Anh với các vùng thuộc địa. Số lượng các nhóm như vậy ngày càng đơng, dần lan sang cả giới quý tộc và cơng chức cao cấp. Cụm từ “nhóm lợi ích” chính thức xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX. Tuy vậy, về

cơ sở pháp lý, trong bản sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Mỹ năm 1787 đã cung cấp các cơ sở pháp lý cho cái gọi là “những nhóm lợi ích đặc biệt”. Theo đó, bất cứ một nhóm nào cũng đều có quyền yêu cầu rằng các quan điểm của họ phải được sự lắng nghe của công chúng, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tịa án. Đến năm 1946, Luật về nhóm gây áp lực được thông qua. Năm 1995, Quốc hội Mỹ đã biểu quyết chấp thuận một đạo luật mới quy định thể lệ hành nghề lobby (vận động hành lang), thay thế đạo luật năm 1946. Đến giữa thế kỷ XX, chỉ khoảng 1/3 dân Mỹ - đa số là giới trẻ, phụ nữ và những người thu nhập thấp - là không quan tâm đến việc tham gia vào các hội đồn, cịn 2/3 dân Mỹ là thành viên của một nhóm nghiệp dư hoặc chun nghiệp nào đó.

* Lợi ích nhóm ở một số nước châu Âu

Nguồn gốc nhóm lợi ích ở Anh gắn liền với sự ra đời của nghị viện nước này, tức là khoảng thế kỷ XIII. Trong khi ở Pháp, thời kỳ trước cách mạng tư sản năm 1789, các nhóm lợi ích đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp xã hội đã ra đời dựa trên sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng của cách mạng Anh. Tuy nhiên, trong khi ở Anh, các nhóm lợi ích ngày càng nhiều, số lượng đơng, quy mơ lớn với những đóng góp lớn cho nền chính trị thì ở Pháp, chúng lại khơng được chính quyền ủng hộ mặc dù vẫn tồn tại và hoạt động. Ở Đức, từ đầu thế kỷ XIX, các đảng phái chính trị hình thành kéo theo sự xuất hiện của các nhóm lợi ích.

Các nhóm lợi ích ở Tây Âu phát triển nhanh khi Liên minh châu Âu (EU) ra đời. Những nước có nhóm lợi ích hoạt động mạnh và quy mơ, đặc biệt là hoạt động vận động hành lang là Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Áo, Thụy Điển… Các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, mặc dù khơng có quy định cho các nhóm lợi ích hoạt động nhưng trước việc một châu Âu thống nhất với nhiều lợi ích đan xen và sau những thua thiệt về lợi ích quốc gia đã phải xem xét đến các hoạt động vận động hành lang tại EU. Bỉ - nơi đóng trụ sở EU - trở thành trung tâm của các hoạt động của các nhóm lợi ích ở châu Âu. Nơi đây tập trung rất nhiều văn phịng, cơng ty tư vấn, cố vấn và các nhà vận động hành lang. Các nhóm lợi ích ở các nước Tây Âu đang cố gắng thâm nhập vào hoạt động của các thể chế EU, tìm cách ảnh hưởng đến các quy tắc, biện pháp hội nhập, sự phát triển và nguồn tài trợ. Bản

thân các quan chức EU cũng rất cần thơng tin từ các nhóm này để nâng cao vai trị của các thể chế và chính sách của mình. Hiện nay, có hơn ½ cơng dân các nước EU tham gia các nhóm lợi ích.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w