Phân loại lợi ích nhóm

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 50 - 52)

Xét về mục đích và tính chất, thì lợi ích nhóm có thể chia thành lợi ích nhóm tích cực (lợi ích nhóm chính đáng) và lợi ích nhóm tiêu cực (lợi ích nhóm khơng chính đáng). Cả hai loại này đều lấy lợi ích của xã hội, của tập thể làm điểm phân biệt để so sánh. Lợi ích nhóm tích cực là lợi ích nhóm phù hợp với xu thế phát triển tiến bộ của xã hội. Đó là lợi ích chính đáng, hợp pháp, khơng mâu thuẫn với lợi ích dân tộc quốc gia, hướng tới hài hịa với lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và quốc gia. Lợi ích

nhóm tiêu cực là lợi ích nhóm đi ngược lại với xu thế tiến bộ của xã hội, đi ngược lại

hoặc phá hoại lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và quốc gia. Tuy nhiên, sự phân định giữa 2 loại lợi ích nhóm này khơng phải lúc nào cũng dễ dàng. Có tác giả cũng phân loại tương tự với cách gọi tên khác đi là lợi ích nhóm chính đáng và lợi ích nhóm khơng chính đáng.

Có tác giả chia thành: nhóm lợi ích cơng, vận động cho lợi ích của một số đơng hoặc tồn xã hội như bảo vệ mơi trường, các cơng đồn, hội nơng dân... và nhóm lợi ích tư, chỉ vận động cho lợi ích cục bộ của một số rất nhỏ các thành viên (như các doanh nghiệp trong một ngành đòi bảo hộ cho mình...) [80].

Austen Smith phân loại nhóm lợi ích gồm: nhóm đại diện cho lợi ích lan tỏa (diffuse interests) và nhóm lợi ích đại diện cho lợi ích tập trung (concentrated interests). Trong đó, nhóm lợi ích lan tỏa thường là nhóm lợi ích cơng như mơi trường, quyền phụ nữ… Đặc trưng của các nhóm lợi ích này là lợi ích có được từ vận động hành lang được chia đều cho mọi người cả ở trong nhóm và ngồi nhóm. Đặc biệt, chi phí cho vận động hành lang lớn, thậm chí lớn hơn nhiều lần so với lợi ích thu được. Nhóm lợi ích tập trung thường là các nhóm lợi ích cho một số ít người như một hiệp hội, một ngành kinh doanh… Đặc trưng của nhóm lợi ích này là lợi ích thu được chỉ phân phối cho thành viên của nhóm và lợi ích thu được thường lớn hơn nhiều lần so với chi phí [72, tr.76].

Trên cơ sở nghiên cứu lợi ích nhóm ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu khác lại chia thành lợi ích nhóm chính thức và lợi ích nhóm phi chính thức. Lợi

ích nhóm chính thức là các lợi ích nhóm được tổ chức dưới hình thức các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp (gọi chung là hội, hiệp hội), các câu lạc bộ được Nhà nước thừa nhận, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp và sử dụng các mối quan hệ, tiềm lực, khả năng của mình nhằm tác động đến q trình hoạch định chính sách có lợi cho nhóm mình. Đó là tập hợp các chủ thể kinh doanh, có mục đích rõ ràng. Lợi ích nhóm phi chính thức là các lợi ích nhóm nhỏ lẻ, khơng chính thức, đơi khi chỉ liên quan tới một số công ty, cá nhân, tập hợp lại như một liên minh tự nhiên khi lợi ích chung của họ bị ảnh hưởng, hoặc các lợi ích ngầm rất khó phát hiện và thường hoạt động bất hợp pháp [49].

Tập thể tác giả cuốn Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống

“lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay cho rằng, tùy theo đặc điểm và góc độ

nghiên cứu, có thể phân loại lợi ích nhóm theo nhiều cách khác nhau:

Theo sự phát triển của lợi ích nhóm, có: 1/ Lợi ích nhóm tự phát được hình thành một cách tự nhiên trong các quan hệ xã hội và giao tiếp; 2/ Lợi ích nhóm tự giác là lợi ích nhóm, mà trong đó các cá nhân trong nhóm ý thức được việc phát huy vai trị của mình một cách tự giác; 3/ Lợi ích nhóm quyền lợi là khi nhóm tự giác trong q trình hoạt động thể hiện được vai trị bảo vệ và vận động cho quyền lợi của nhóm; 4/ Lợi ích nhóm áp lực là nhóm quyền lợi có khả năng gây ảnh hưởng, tạo sức ép đáng kể đến quy trình xây dựng và ban hành chính sách của chính quyền sao cho có lợi cho nhóm mình; 5/ Lợi ích nhóm đặc quyền, đặc lợi là nhóm vừa có khả năng gây áp lực, vừa có khả năng sử dụng quyền của mình can thiệp và quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và ban hành các chính sách.

Theo tính chất hoạt động của lợi ích nhóm, có: lợi ích nhóm có tổ chức và lợi ích nhóm khơng có tổ chức (hay nhóm có lợi ích ảo). Trong đó, lợi ích nhóm có tổ chức thường hỗ trợ cho Nhà nước cân nhắc đầy đủ và đúng đắn các lợi ích đa dạng của các nhóm xã hội cụ thể. Lợi ích nhóm khơng có tổ chức khơng có diện mạo, địa chỉ, hành vi vi phạm cơng khai, liên kết nhất thời theo từng vụ việc, hoạt động ngồi vịng pháp luật.

Theo mục đích hoạt động của lợi ích nhóm, có: lợi ích nhóm cơng và lợi ích nhóm tư.

Đó là các cách phân loại chủ yếu. Ngồi ra, cịn có một số cách phân loại khác như: lợi ích nhóm vật chất và lợi ích nhóm tinh thần. Theo lĩnh vực thì có lợi ích nhóm kinh tế, lợi ích nhóm chính trị, lợi ích nhóm văn hóa… Căn cứ theo loại nhóm người khác nhau gồm có: lợi ích nhóm người giàu, lợi ích nhóm người nghèo; hay lợi ích nhóm người lao động trí óc và lợi ích nhóm người lao động tay chân; hoặc lợi ích nhóm cơng nhân, lợi ích nhóm nơng dân, lợi ích nhóm doanh nhân…

Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu lợi ích nhóm xét theo tính chất và mục đích của lợi ích, để phân tích ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của lợi ích nhóm đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong đó, lợi ích nhóm góp phần đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là lợi ích nhóm tích cực, lợi ích nhóm gây nên nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là lợi ích nhóm tiêu cực.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Thi Thu Huyen (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w