Quy trình thủ tục cho vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 72 - 77)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH

2.2.4. Quy trình thủ tục cho vay

- Bước 1:

 Tiếp nhận hồ sơ vay Bộ phận tín dụng gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại TPBank - Chi nhánh Nha Trang. Tìm hiểu nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu mục đích vay vốn của khách hàng là hợp pháp và trong giới hạn cho phép của ngân hàng, CBTD sẽ thực hiện đàm phán điều kiện cơ bản như lãi suất, thời hạn cho vay, điều kiện đảm bảo nợ. Nếu xét thấy có thể cấp tín dụng, thì sẽ lập hồ sơ khách hàng gồm giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của TPBank, hồ sơ pháp lý chứng minh về năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự, hồ sơ tài chính của khách hàng, hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Tùy theo loại tín dụng u cầu và quy mơ tín dụng, CBTD hướng dẫn KH cung cấp thông tin, hướng dẫn lập hồ sơ với những yêu cầu về thông tin khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ KH những thơng tin sau:

 Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH.  Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của KH.  Thơng tin về đảm bảo tín dụng (nguồn thu trả nợ của KH)

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, Ngân hàng thường yêu cầu KH phải lập và nộp cho Ngân hàng các loại giấy tờ sau:

 Giấy đề nghị cấp tín dụng.  Phương án sử dụng vốn.

 Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động...

 Hồ sơ tài chính: bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của thời kỳ gần nhất.

 Hồ sơ về phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ.

 Hồ sơ về tài sản đảm bảo: các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nợ vay.

 Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Ngân hàng.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình:

Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến KH, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay... để làm cơ sở ra quyết định cho vay. Thẩm định hồ sơ vay vốn là q trình xem xét, phân tích các thơng tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ của khách hàng nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của thơng tin từ đó góp phần hỗ trợ quyết định cho vay của ngân hàng. Nhân viên tín dụng kiểm tra nội dung thơng tin hồ sơ vay từ trung tâm thơng tin tín dụng (CIC), xem xét thực tế cơ sở làm việc... Thẩm định phi tài

chính, phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp tương lai, phân tích tình hình tài chính, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, xác định khả năng rủi ro của khoản cho vay và các biện pháp phòng ngừa, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

 Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định: + Thông tin do KH cung cấp.

+ Thông tin đã được lưu trữ tại Ngân hàng. + Thông tin từ các đối tượng khác cung cấp. - Thẩm định KH:

+ Kiểm tra tư cách pháp lý. + Đánh giá khả năng tài chính  Thẩm định phương án vay vốn: + Đánh giá tính khả thi.

+ Phân tích hiệu quả kinh tế. + Đánh giá khả năng tài trợ.

- Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay:

+ Kiểm tra tính hợp lệ của đảm bảo nợ vay. + Xác định giá trị còn lại của tài sản đảm bảo.

- Bước 3: Kiến nghị xem xét cho vay: Sau khi hồn thành tờ trình và bộ hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho phịng tín dụng và Ban, Hội đồng tín dụng xem xét, phê duyệt. Tùy mức cho vay mà nhân viên tín dụng sẽ chuyển hồ sơ cho Ban tín dụng TPBank tại chi nhánh tín dụng Hội sở hay Hội đồng tín dụng TPBank.

- Bước 4: Quyết định cho vay: Nếu đồng ý cho vay, CBTD trình lên phịng

tín dụng hợp đồng vay vốn kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Phịng tín dụng kiểm tra, kí kiểm sốt và trình tồn bộ tài liệu cho Ban, Hội đồng tín dụng. Nếu từ chối cho vay CBTD thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay. Nếu yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thơng tin, phịng

tín dụng ghi rõ nội dung thơng tin cần tìm hiểu thêm và chuyển hồ sơ cho CBTD thực hiện.

- Bước 5: Giải ngân: Sau khi nhận được quyết định chấp thuận cho vay,

CBTD phụ trách hồ sơ nhanh chóng làm thủ tục giải ngân cho khách hàng. Chuyển hồ sơ giải ngân sang Kiểm sốt viên tín dụng, phịng giao dịch chi tiền vay.

- Bước 6: Kiểm tra sau khi cho vay Kiểm tra mục đích, tình hình sử dụng

vốn vay: Kiểm tra số tiền giải ngân có chuyển tới đúng đối tượng, mục đích sử dụng vốn vay có phù hợp. Kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản đảm bảo: Định kỳ CBTD tiến hành kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo, kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền và đề xuất xử lý khi phát hiện tài sản đảm bảo bị sử dụng sai mục đích, bị sụt giảm giá trị đảm bảo nợ vay. Kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhân viên tín dụng cần kiểm tra chặt chẽ thu nhập của khách hàng vay, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ, đồng thời có những giải pháp kịp thời khi tình hình kinh doanh chuyển biến theo chiều hướng xấu đi. Theo dõi thu nợ: Theo dõi trả nợ gốc có đầy đủ, đúng hạn, uy tín thanh tốn.

- Bước 7: Thanh lý khoản vay: Sau khi thu hồi đầy đủ nợ vay và các chi

phí phát sinh, thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và thực hiện thủ tục giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cho khách hàng.

Hình 2.2 Quy trình thủ tục cho vay KHDN tại TPBank – Chi nhánh Nha Trang

(Nguồn: Ngân hàng Tiên Phong – CN Nha Trang)

KH Cung cấp tài liệu Thu thập tài liệu (qua trao đổi, tự thu thập) Cập nhật thông tin ( Thị trường, chính sách, pháp lý, KH) CBTD Tiếp xúc KH, tư vấn, hướng dẫn

Hồ sơ xin vay

- Đơn xin vay

- Hồ sơ pháp lý

---

Thẩm định hồ sơ

Quyết định cho vay

Thực hiện cho vay, Ký HĐTD Thu đủ Thu không đủ Thu nợ Giám sát sau vay Giải ngân Thanh lý hợp đồng Xử lý rủi ro Gia hạn nợ Xử lý TS, khởi kiện Thông báo cho vay Từ chối cho vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)