Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 116 - 120)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Về mơi trường kiểm sốt

- Tuy lực lượng cán bộ tại TPBank - Chi nhánh Nha Trang có nhiệt huyết và chuyên môn tuy nhiên các cán bộ ở chi nhánh đa phần là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác thẩm định khách hàng và nhận biết rủi ro. Vì đối với hoạt động tín dụng khơng chỉ địi hỏi về trình độ học vấn đơn thuần, mà rất cần kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, khả năng phân tích, tổng hợp thơng tin trên nhiều lĩnh vực hoạt động từ đó mới đánh giá chính xác các thơng tin khách hàng. Chưa kể đến, đối tượng KHDN là những doanh nghiệp lớn quy mô

kinh doanh và các thông tin nhiều, phức tạp do đó rất cần khả năng sâu chuỗi đánh giá, phân tích và nhận diện những rủi ro tiềm ẩn từ phía khách hàng.

- Chưa có chế tài xử lý rủi ro đạo đức một cách chặt chẽ; bên cạnh đó có sự bao che, dung túng khi xảy ra loại rủi ro này. Các quy định nội bộ quản lý nghiệp vụ còn lỏng lẻo nên bị cán bộ lợi dụng để trục lợi.

2.4.3.2. Về đánh giá rủi ro hoạt động cho vay

- Chưa hoàn thiện công cụ đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản. Hiện nay, đang áp dụng hai công cụ đánh giá chủ yếu là: đánh giá dựa vào phương pháp định tính và định lượng.

+ Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng định tính dựa trên sự phân tích của các cán bộ quản lý khách hàng về hoạt động của khách hàng xin vay, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ trong tương lai và lịch sử hoạt động, lịch sử vay nợ, điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức. Thực tế phương pháp này đã được thực hiện từ rất lâu tại TPBank, đã được các cán bộ lâu năm tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên các kinh nghiệm đó tồn tại ở từng cá nhân, không được tổng kết và ghi chép lại thành bài học kinh nghiệm cho các thế hệ đi sau. Hơn nữa, trong quá trình đánh giá, cán bộ quản lý khách hàng thường khơng nhất trí về cách xem xét các tiêu chí định tính như chất lượng quản lý, đặc điểm ngành nghề, khả năng cạnh tranh hay chính sách tài chính. Do đó chất lượng của việc đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính phụ thuộc vào trình độ, khả năng của cán bộ quản lý khách hàng và rất khó xác định, thẩm tra. Các ngân hàng cũng ít khi lưu đủ các kết quả phân tích để so sánh với thực tế, rút kinh nghiệm nên khả năng suy diễn của các chuyên gia, cán bộ quản lý khách hàng cũng khó được nâng cao.

+ Phương pháp định lượng được dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Thực chất, chi nhánh đang áp dụng xếp loại khách hàng bằng cách cho điểm đối với từng tiêu chí lớn như: Nhóm các chỉ tiêu tài chính; nhóm các chỉ tiêu phi tài chính; nhóm chỉ tiêu ngành, đánh giá khả năng trả nợ và đánh giá tài sản

đảm bảo. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này còn nhiều điều đáng bàn như: cơ cấu các chỉ tiêu chưa hợp lý, ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh khách hàng chưa đầy đủ, thiếu một số chỉ tiêu tài chính như tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn tại TPBank, thiếu các yếu tố thưởng điểm cho khách hàng như thương hiệu được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao, được cấp chứng chỉ ISO, được chứng nhận là Sao vàng Đất Việt hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác của doanh nghiệp xuất khẩu được chấp thuận bởi các quốc gia nhập khẩu… Tóm lại, các tiêu chí để đánh giá, phân loại khách hàng chưa thật đầy đủ, phù hợp… gây ảnh hưởng đến phân loại, đánh giá khách hàng chưa chính xác, trung thực. Chính sách khách hàng áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng cũng chưa thực sự phù hợp trong điều kiện hiện tại, chưa đảm bảo tính cạnh tranh trong mơi trường hoạt động ngân hàng hiện nay.

2.4.3.3. Về hoạt động kiểm soát cho vay

- Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, quy trình thủ tục tín dụng chưa phù hợp. Việc phân định trách nhiệm và nhiệm vụ trong hoạt động tín dụng ở chính bộ phận đề xuất tín dụng chưa được đầy đủ. Về cơ bản, hiện tại mỗi cán bộ quản lý khách hàng vẫn thực hiện rất nhiều khâu, từ tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ khách hàng, đề xuất tín dụng, theo dõi khoản vay, phân tích khách hàng, xử lý nợ xấu,…. Đối với điểm yếu này, so với thông lệ quốc tế tốt nhất, mục tiêu là cần phải khắc phục để đảm bảo các nguyên tắc của một mơi trường văn hố tín dụng lành lạnh và thơng lệ tốt nhất hiện tại u cầu, đó chính là sự tách bạch giữa các bước: Đề xuất tín dụng - Phê duyệt - Lưu trữ hồ sơ tài liệu tín dụng - Giải ngân và Kiểm sốt khoản vay. Do vậy, cơ cấu tổ chức của nghiệp vụ tín dụng cần phải được thiết kế để hỗ trợ cho nguyên tắc này. Nếu cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng được thiết kế tốt như vậy, chắc chắn giữa các bộ phận, các khâu sẽ tự kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau, và do vậy sẽ làm hạn chế tốt nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

- Hiện nay, tất cả các quy trình tín dụng TPBank - Chi nhánh Nha Trang đang thực hiện được thiết kế thành từng mảng: tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn, thẩm định, bảo lãnh,... và được tập hợp trong các quy trình cấp tín dụng. Quy trình thủ tục tín dụng đóng vai trị như là nội dung, Cơ cấu tổ chức chính là hình thức của hoạt động tín dụng. Chính bản thân quy trình thủ tục tín dụng hiện nay đang được ngân hàng thực thi vẫn chưa đảm bảo phân định rõ ràng trong các khâu: Đề xuất tín dụng - Phê duyệt tín dụng - Lưu hồ sơ tín dụng - Giải ngân và Kiểm soát khoản vay. Ngồi hạn chế cơ bản đó, xun suốt các quy trình vẫn là tập trung vào mang tính tn thủ. Mặt khác, có một số vấn đề vẫn chưa được quy định cụ thể trong các quy trình như: quản lý tín dụng, rà soát chất lượng khoản vay và phát hiện các khoản vay dưới tiêu chuẩn, xử lý nợ xấu,… cũng đang gây ra một số khó khăn cho cơng tác kiểm sốt chất lượng khoản vay và quản trị rủi ro tín dụng.

2.4.3.4. Về thơng tin truyền thơng

- Hệ thống kênh thơng tin nghèo nàn, dẫn tới khó xác minh thơng tin tài chính của khách hàng vay vốn. Việc công khai thông tin của các doanh nghiệp chưa rõ ràng, khơng minh bạch gây khó khăn trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đến nay, tại Việt Nam, chưa có tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp nên việc đánh giá doanh nghiệp còn mang tính chủ quan. Ngồi ra, mặc dù đã có Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhưng hệ thống này chưa cung cấp được đầy đủ, chính xác về tình trạng cơng nợ của khách hàng vay tại các tổ chức tín dụng. Các thơng tin tổng hợp khác về khách hàng như: lịch sử quan hệ với cơ quan thuế, nhân thân, các yếu tố có liên quan đến trách nhiệm pháp lý chưa được cung cấp liên thông đến ngân hàng để làm cơ sở đánh giá uy tín, tư cách của khách hàng vay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh nha trang (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)