Dựa vào cơng dụng của chuẩn mà ta có các loại sau:
° Chuẩn thiết kế
Chuẩn thiết kế là chuẩn dùng trong quá trình thiết kế. Chuẩn thiết kế được hình thành khi lập các chuỗi kích thước trong q trình thiết kế. Chuẩn thiết kế có thể là chuẩn thực hay chuẩn ảo.
Chuẩn thực như mặt A của hình 4.1a dùng để xác định kích thước các bậc của trục. Chuẩn ảo là điểm 0 của đỉnh hình nón của mặt lăn bánh răng cơn dùng để xác định góc cơn như hình 4.1b.
Hình 4.1 Chuẩn thiết kế thực và ảo
° Chuẩn công nghệ
Chuẩn công nghệ chia ra: chuẩn gia công, chuẩn lắp ráp và chuẩn đo lường.
Chuẩn gia công Dùng để xác định vị trí của các bề mặt, đường hoặc điểm của chi
tiết trong q trình gia cơng cơ. Chuẩn gia cơng bao giờ cũng là chuẩn thực.
Ví dụ: Trên hình 4.2a, khi phay mặt B để đạt kích thước H±δH, chúng ta chọn mặt A là chuẩn gia công. Mặt A làm cả hai nhiệm vụ mặt định vị và mặt tỳ.
Hình 4.2 Chuẩn gia công
Trong trường hợp gia công theo phương pháp rà gá (H.4.2b), khi đó chi tiết được vạch dấu trước (đường vạch dấu B), chuẩn gia công khi này là đường vạch dấu B, còn mặt A chỉ là mặt tỳ. Như vậy, chuẩn gia cơng có thể trùng hoặc khơng trùng với mặt tỳ của chi tiết lên đồ gá.
Chuẩn gia cơng cịn chia ra chuẩn thô và chuẩn tinh.
Chuẩn thoâ là những bề mặt dùng làm chuẩn chưa được gia công.
Trong phần lớn các trường hợp, chuẩn thô là những bề mặt của phôi chưa qua gia công. Chỉ trong một vài trường hợp, khi phôi đã được gia công sơ bộ để phát hiện phế phẩm của q trình tạo phơi và giảm khối lượng gia cơng cơ cũng như chi phí vận chuyển thì khi đó chuẩn thơ mới là những bề mặt đã gia công.
Chuẩn tinh là chuẩn đã qua gia cơng. Nếu chuẩn tinh cịn được dùng trong q
trình lắp ráp sau này thì gọi là chuẩn tinh chính. Cịn chuẩn tinh khơng được dùng trong quá trình lắp ráp sau này thì gọi là chuẩn tinh phụ.
Ví dụ: Khi gia công răng của một bánh răng ta dùng mặt lỗ A để làm chuẩn gia
công. Mặt lỗ này sau này sẽ lắp ghép với trục. Lỗ A được gọi là chuẩn tinh chính (H.4.3a). Các chi tiết trục dài thường có hai lỗ tâm ở hai đầu. Hai lỗ tâm này là chuẩn gia cơng trong q trình gia cơng trục và sau này khơng phải là bề mặt lắp ghép, do vậy đây là chuẩn tinh phụ (H.4.3b).
Hình 4.3 Chuẩn tinh chính và chuẩn tinh phụ
Chuẩn đo lường là chuẩn căn cứ vào đó để tiến hành đo hay kiểm tra kích thước
hoặc vị trí tương quan giữa các yếu tố hình học của chi tiết máy.
Chuẩn lắp ráp là chuẩn để xác định vị trí tương quan của các chi tiết khác nhau
của một bộ phận máy trong quá trình rắp ráp. Chuẩn lắp ráp có thể trùng với mặt tì ráp và cũng có khi khơng trùng với mặt tì.
Ví dụ: Khi lắp ráp thân động cơ đốt trong, cần đảm bảo độ thẳng góc giữa tâm
lỗ xy lanh (mặt F) với tâm lỗ lắp trục khuỷu M (H.4.4) là 0,5/1000mm. Khi tiến hành lắp ráp trong sản
xuất hàng loạt và hàng khối, các chi tiết 1, 2, 3, 4 phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về độ chính xác:
- Độ song song của ổ trục M với mặt lắp ghép C1 của chi tiết số 1
- Độ song song của hai mặt C2 và D2 của chi tiết 2
- Độ vng góc của mặt D3 và E3 của chi tiết số 3
- Độ đồng tâm của mặt E4 và mặt F của chi tiết số 4
Khi đó các bề mặt C, D, E là chuẩn lắp ráp. Trong q trình lắp, chúng ta khơng cần phải điều chỉnh hay sửa đổi các bề mặt tham gia lắp.
Trong sản xuất đơn chiếc, các yêu cầu kỹ thuật của các yếu tố trên khơng đảm bảo. Khi đó, để đảm bảo độ vng góc nói trên, chúng ta phải tiến hành rà và kiểm tra độ vng góc này và khi đó các mặt C, D, E chỉ là mặt tỳ, chúng ta phải thêm bớt các lá căn mỏng giữa các mặt này hoặc cạo sửa để đạt được độ vng góc nói trên.