KHOAN, KHOÉT, DOA VÀ TARÔ

Một phần của tài liệu TOAN TAP KY THUAT CHE TAO (Trang 98 - 101)

2- Chọn chế độ cắt và phương pháp cắt

6.2 KHOAN, KHOÉT, DOA VÀ TARÔ

6.2.1 Khái niệm

Trong thực tế có nhiều chi tiết có lỗ. Các lỗ này có thể thơng hoặc khơng thơng (H.6.28).

Hình 6.28 Các lỗ khác nhau trên chi tiết (a) lỗ trụ thông (b) lỗ trụ không thông

Khoan, khoét, doa là những phương pháp gia công lỗ trên những chi tiết vật liệu kim loại hay phi kim loại. Tùy theo hình dạng, kích thước, tính chất vật liệu, loại phơi và chất lượng u cầu mà ta có thể chỉ cần khoan; khoan rồi doa; hoặc khoan, khoét rồi doa hoặc khoét rồi doa.

Khoan, khoét, doa thường được tiến hành trên máy khoan, máy doa, máy phay, tất nhiên cũng thường dùng kết hợp trên máy tiện.

Mỗi phương pháp đều có những đặc thù riêng, dưới đây chúng ta khảo sát từng phương pháp cụ thể.

6.2.2 Khoan

Khoan trên máy khoan có hai chuyển động, chuyển động thứ nhất là mũi khoan quay trịn, đó là chuyển động chính. Chuyển động thứ hai là tịnh tiến của mũi khoan

để thực hiện chuyển động ăn dao (H.6.29).

Đối với khoan, chúng ta phân biệt hai trường hợp: khoan trên vật liệu đặc và khoan rộng lỗ (lỗ đã có sẵn trước) (H.6.30).

Hình 6.29 Khoan trên

máy khoan

Hình 6.30 Khoan vật liệu đặc và khoan rộng lỗ

(a) chuyển động chính (b) chuyển động chạy dao

1- Máy khoan

Máy khoan là một trong những máy cắt gọt khá phổ biến trong thực tế, nó phục vụ chủ yếu để thực hiện ngun cơng khoan. Ngồi ra, máy khoan còn dùng để khoét, doa, và một số nguyên cơng khác. Máy khoan có nhiều loại như máy khoan bàn, máy khoan cần, máy khoan CNC. Phổ biến nhất trong thực tế là máy khoan bàn. Các bộ phận chủ yếu của nó được giới thiệu trên hình 6.32a).

Máy khoan điều khiển số ba trục để khoan các lỗ khác nhau trên chi tiết với độ chính xác về vị trí cao cũng đã được dùng trong thực tế (H.6.31). Ụ rơvơnve lắp trên máy có khả năng lắp tám dụng cụ khác nhau và thực hiện chu trình khoan một cách tự động.

Hình 6.32 Sơ đồ minh họa (a) Máy khoan bàn (b) Máy khoan cần

Chi tiết được gá trực tiếp lên bàn máy hoặc dùng Etô. Chuyển động chạy dao thường thực hiện bằng tay thông qua vô lăng của máy. Tốc độ quay của dụng cụ có thể điều chỉnh được thơng qua điều chỉnh cặp buli đai, bánh răng hoặc thay đổi tốc độ của môtơ.

Khi khoan các chi tiết lớn, người ta thường dùng máy khoan cần. Độ vươn lớn nhất từ tâm mũi khoan đến tâm trụ máy có thể tới 3m (H.6.32b)

2- Mũi khoan

Có nhiều loại mũi khoan khác nhau, trong đó mũi khoan ruột gà được dùng phổ biến nhất (tham khảo chương 2). Ngồi ra cịn có các mũi khoan đặc biệt như hình 6.33.

Hình 6.33 Các mũi khoan đặc biệt 3- Khả năng cơng nghệ của khoan

Khoan có khả năng gia cơng được các lỗ có đường kính φ0,1÷φ80mm, nhưng phổ

a)

biến nhất là những lỗ φ ≤ 35mm. Do mũi khoan cịn tồn tại về độ chính xác hình

dạng phần cắt và độ cứng vững, do đó khoan có độ chính xác thấp về đường kính cũng như độ thẳng của lỗ được khoan. Mặt khác, do sai số về độ không đồng tâm của phần cắt và phần chuôi, độ không đối xứng của các lưỡi cắt qua tâm quay của mũi khoan, do vậy lỗ sau khoan thường bị lay rộng. Để hạn chế điều này, các mũi khoan, khi chế tạo, kích thước thực của nó thường nhỏ hơn kích thước danh nghĩa.

Sự giãn nở nhiệt của vật liệu gia công cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng độ chính xác đường kính của lỗ sau khi khoan. Ví dụ, khi khoan nhơm bị giãn nở nhiều, khi nguội bị co lại, kết quả đường kính lỗ sau khi khoan sẽ nhỏ hơn đường kính của mũi khoan.

Bảng 6.4 Sai số kích thước của các lỗ sau khi khoan

Đường kính lỗ (mm) Sai số kích thước (mm)

0 Ỉ 3 Trên 3 Ỉ 6

Một phần của tài liệu TOAN TAP KY THUAT CHE TAO (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)