Đặc điểm của đá mài không tâm là chuẩn định vị của chi tiết gia cơng chính là mặt đang gia cơng. Mài khơng tâm có thể thực hiện bằng hai cách chạy dao: chạy dao dọc và chạy dao ngang.
Mài khơng tâm chạy dao dọc, về tính chất các chuyển động, giống như mài có
tâm, nhưng lúc này chi tiết được đặt giữa hai đá, một đá mài làm nhiệm vụ cắt phôi, một đá làm nhiệm vụ cung cấp cho chi tiết hai chuyển động: quay trịn và tịnh tiến. Phía dưới chi tiết có thanh đỡ đặt song song với trục đá mài, nhờ nó tâm của chi tiết cao hơn tâm của đá mài một khoảng bằng (1/2÷1)R (R - bán kính của vật mài) nhưng khơng q 10÷15mm. Đặt tâm chi tiết cao hơn tâm đá mài để chi tiết không bị méo, thanh dẫn được vát nghiêng để chi tiết tỳ vào bánh dẫn. Bánh dẫn có dạng hyperbơlơit trịn xoay mà đường sinh là đường thẳng. Trục bánh dẫn tạo với nó một
góc α. Góc này thường từ 1o12’ ÷ 3o30’ và có khi tới 4o30’, nhờ hình dạng bề mặt
bánh dẫn và góc nghiêng α nên khi bánh dẫn quay sẽ truyền cho chi tiết chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến như hình 8.5a.
Mài khơng tâm chạy dao ngang tương tự như mài có tâm chạy dao ngang.
Phương pháp này, nếu sửa đá chính xác có thể mài được cả mặt cơn và mặt định hình nhưng yêu cầu độ cứng vững của chi tiết phải tốt và mặt gia công phải ngắn. Lúc này bánh dẫn khơng cần có dạng hyperbơlơit và trục của nó đặt song song với trục đá mài (H.8.5b).
Hình 8.5 Sơ đồ mài khơng tâm
Ưu điểm của mài không tâm là:
- Giảm được thời gian phụ (thời gian gá đặt) và thời gian gia cơng mặt chuẩn. - Dễ tự động hóa q trình cơng nghệ.
- Độ cứng vững gá đạt cao hơn mài có tâm.
Tuy vậy, nó cịn một số nhược điểm sau:
- Khơng có khả năng đảm bảo độ đồng tâm giữa các mặt như khi mài có tâm, nên thường chỉ dùng để gia công trục trơn.
- Khơng mài được các mặt gián đoạn vì lúc đó bánh dẫn khơng có khả năng cung cấp cho chi tiết chuyển động quay đều và tịnh tiến đều nên tiết diện của chi tiết dễ bị méo.
Mài không tâm được dùng nhiều trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối (và có nhiều cải tiến khác nhau để mở rộng khả năng cơng nghệ của nó).