a) Phay rãnh then
Phay rãnh then đối với các chi tiết không qua mài thường thực hiện sau khi tiện lần cuối. Nếu mặt trụ có rãnh then cần mài thì phải tiến hành phay rãnh then sau khi mài và để đảm bảo độ đối xứng của rãnh then và trục ta thường lấy trục đã được mài để làm chuẩn gá đặt.
Các phương pháp phay rãnh then có thể là: - Phay bằng dao phay đĩa ba mặt (H.7.15a)
Hình 7.15 Phay rãnh then
Phương pháp này có năng suất cao khi đường kính dao phay lớn, thường thực hiện trên máy phay ngang. Tuy nhiên độ chính xác khơng cao vì do biến dạng đàn hồi của trục dao, do độ khơng thẳng góc của trục dao với mặt bên của dao, do kích thước của bề rộng dao thay đổi sau nhiều lần mài, do mài không đúng các lưỡi cắt,... Do vậy, muốn có rãnh then chính xác phải dùng hai dao đĩa mỏng, giữûa có đệm mỏng hoặc dao có bề rộng nhỏ hơn bề rộng rãnh then và cắt làm hai lần. Tuy nhiên năng suất sẽ giảm và độ chính xác đạt được cịn phụ thuộc vào tay nghề công nhân.
Khi phay rãnh then bán nguyệt (H.7.15b), ta chỉ cần chạy dao hướng kính. Đường kính dao bị hạn chế bởi đường kính then do vậy tốc độ cắt thấp và dẫn đến năng suất thấp.
- Phay rãnh then bằng dao phay ngón (H.7.15c,d). Khi gia cơng rãnh then bằng ta có thể sử dụng dao phay ngón thơng thường hay dao phay ngón chuyên dùng. Đối với dao phay ngón thơng thường chỉ cần thực hiện một hay hai lần chạy dao tuy nhiên nếu gia cơng rãnh then kín thì phải khoan trước một lỗ đúng bằng bề rộng rãnh then sau đó cho dao ngón xuống cắt. Vì loại dao này khơng có lưỡi cắt mặt đầu nên không thực hiện được ăn dao theo hướng trục dao.
Nếu sử dụng dao phay rãnh then chun dùng thì khơng phải khoan lỗ trước nhưng số lần chạy dao sẽ nhiều hơn (loại dao này chỉ cắt với chiều sâu cắt nhỏ
t = 0,05÷0,25mm). Tuy nhiên, năng suất vẫn cao do giảm được bước khoan mồi.
b) Phay then hoa
Phay then hoa có thể thực hiện bằng một hay hai dao khác nhau tùy theo sản lượng. Trong sản xuất hàng loạt, then hoa được thực hiện bằng hai lần cắt hoặc dao phay định hình (H.7.16 a, b).
Hình 7.16 Sơ đồ phay trục then hoa
Khi phay hai lần cắt, trước hết phay hai mặt bên bằng hai dao phay đĩa sau đó phay phần mặt trụ của then hoa.
Trong sản xuất hàng khối hoặc loạt lớn, then hoa được phay bao hình trên máy phay lăn răng và dao phay lăn then hoa (H.7.16b)
3- Phay ren
Phay ren có thể thực hiện bằng dao phay đĩa hoặc dao phay răng lược (H.7.17a,b)
Khi phay bằng dao phay đĩa, trục dao phải nghiêng so với trục chi tiết một góc ϕ bằng góc nâng của ren:
tgϕ = tgβ = . π tb S d ở đây:
dtb - đường kính trung bình của ren
S - bước của ren.
Thực tế trên chi tiết ren, góc nâng chỉ xác định trên đường kính trung bình, nhưng nếu xoay trục gá dao đi một góc ϕ thì trên mọi đường kính của ren đều có góc nâng là ϕ, do đó góc được phay ra đều có sai số dạng ren. Mặt khác, dao đã quay góc
ϕ do đó muốn có prophin ren trong mặt phẳng dọc là đường thẳng thì lưỡi dao phải
có dạng cong. Như vậy, dao chế tạo quá phức tạp nên người ta chỉ chế tạo dao với lưỡi cắt đường thẳng cho đơn giản và chịu sai số dạng ren. Vì vậy phay ren chỉ sử dụng khi ren u cầu độ chính xác khơng cao hoặc gia cơng thơ sau đó gia cơng lại bằng phương pháp khác mặc dù phay ren có năng suất rất cao so với tiện.
Phay ren bằng dao phay răng lược hình trụ có độ chính xác và năng suất cao hơn nhiều so với phay bằng dao phay đĩa. Dao phay răng lược hình trụ tương đương với nhiều dao phay đĩa ghép lại. Trong phương pháp này, trục dao được gá song song với trục của chi tiết gia công. Khi làm việc, chi tiết quay chậm và tịnh tiến dọc trục, lượng tịnh tiến chỉ cần một cho đến hai bước ren, dao chỉ chuyển động quay (H.7.17b).
a) b)