Đối với những phôi dài không những cần nắn thẳng cho ngun cơng đầu tiên mà cịn cần nắn thẳng giữa các nguyên công như sau khi tiện trước khi mài,... Phơi dài sau khi nắn thẳng sẽ có lượng dư đều, giảm được sai số gia công, đảm bảo phơi đẩy dễ, kẹp chặt tốt.
Có thể nắn thẳng bằng các phương pháp sau:
Ngắm bằng mắt, nắn bằng búa tay: Dùng mắt để ngắm phôi, xem xét độ thẳng
rồi dùng búa nắn trên đe. Đây là phương pháp thủ cơng nhất, khơng địi hỏi thiết bị phức tạp. Tuy nhiên, năng suất rất thấp, độ chính xác kém và phụ thuộc rất nhiều
vào kinh nghiệm, tay nghề của công nhân.
Nắn ép: Nên hết sức tránh
việc nắn thẳng trực tiếp trên hai mũi tâm của máy tiện vì khi nắn với lực lớn thì độ chính xác của máy sẽ bị phá hoại. Thường chỉ nắn thẳng trực tiếp các chi tiết nhỏ (lực nắn yêu cầu bé dưới mức lực Py cho phép) trên máy tiện.
Có thể dùng đồ gá trên thân một máy tiện cũ để nắn ép hoặc dùng đồ gá trên máy ép khi cần nắn thẳng các phôi đơn giản, mặt cắt hình trịn hoặc khơng trịn. Nắn ép có thể thực hiện bằng hai cách (H.5.1)
- Nắn thẳng trên hai khối V.
- Nắn thẳng trên hai mũi tâm, trong đó một cố định, một điều chỉnh được theo
hướng trục. Khi nắn ép chi tiết vào hai mũi tâm đều bị xê dịch xuống khi nắn xong lị xo lại đẩy về vị trí ban đầu.
Để nâng cao độ chính xác có thể dùng đồng hồ so 0,01mm để chỉ thị. Còn nguồn sinh lực ép có thể do cơ cấu trục vít, cơ cấu dầu ép hoặc khí nén nhận được lực lớn, đỡ tốn cơng sức và có thể nắn được trục có đường kính lớn.
Phương pháp này dùng nhiều trong sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ để nắn các phôi và bán thành phẩm đã qua các nguyên công thô hoặc nhiệt luyện.
Nắn thẳng trên máy chuyên dùng: Máy nắn thẳng chuyên dùng gồm có một
thùng quay 7. Trong thùng có những bộ con lăn 1, 2, 3, có hình hyperbơlơit (trịn xoay) được đặt nghiêng một góc để sao cho đường sinh là đường thẳng. Những bộ con lăn này, từng cặp một được đặt chéo nhau (H.5.2), vừa quay theo thùng vừa quay xung quanh tâm của nó để làm nhiệm vụ nắn thẳng và dẫn phơi đi.
Hình 5.2 Nắn thẳng trên máy chun dùng Hình 5.1 Nắn ép
a) Nắn thẳng trên hai khối V; b) Nắn thẳng trên hai mũi tâm
Phôi 8 được đặt vào giữa các bộ con lăn nhờ xe đẩy 9. Khoảng cách giữa hai con lăn có thể điều chỉnh được để phù hợp với các loại đường kính khác nhau. Có thể nắn được các loại phơi thanh có đường kính từ 25÷150mm. Phơi sau khi cán có thể đạt độ thẳng 0,5÷0,9mm/m. Năng suất máy cao 0,8÷1,6m/ph. Nhược điểm là máy
chiếm diện tích lớn nên chỉ dùng trong sản xuất hàng loạt lớn và khối.