8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Cơ sở pháp lý của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học
Theo Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT Việt Nam, Hội nghị Trung Ương đảng lần thứ VIII: “Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là chiến lược phát
triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trị quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc, tơn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tơn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em” [7].
Điều 5 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, tồn diện thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học ” [15].
Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong
trường nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình; Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này; Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trường, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hố, đáp ứng u cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.
Bản sắc dân tộc về văn hóa là sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của văn hóa các dân tộc, tơn giáo, vùng miền; là những phẩm chất
được xây dựng, sáng tạo, chắt lọc, kế thừa, phát huy từ đời này sang đời khác, tạo nên sức sống mãnh liệt và bất diệt của dân tộc.
Theo Hồ Sĩ Vịnh, trong Văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới,
nêu: Khi xác định đặc trưng và bản sắc văn hóa Việt Nam, dù có những điểm nhìn khác nhau, thì nhiều người, nhiều giới đều dễ gặp nhau ở những điểm chung nhất. Đó là các phẩm chất u nước, thương nịi, đồn kết, tơn kính tổ
tiên, dũng cảm, tài trí, hiếu học, cần cù, ngay thẳng, tình nghĩa, hịa hiếu, khoan dung… Từ ngày có Đảng, nhất là từ khi đất nước ta thốt khỏi ách nơ
dịch của chế độ phong kiến, thực dân, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa Việt Nam cùng với các yếu tố đậm đà bản sắc dân tộc đã có, cịn được bổ sung và phát triển thêm các phẩm chất mới mang tính tiên tiến”. [22]