Lực lượng tham gia công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 36)

- Giáo dục họcsinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt

1.3.5. Lực lượng tham gia công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 hướng dẫn thực hiện

Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, nêu lực lượng tham gia công tác giáo

dục gồm:

Lực lượng trong nhà trường: Ban giám hiệu báo cáo kế hoạch trước Chi bộ và thông qua liên tịch bàn bạc dân chủ và thống nhất trong hội đồng giáo dục. Tiến hành thành lập ban chỉ đạo chung cho giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Bí thư chi đồn, Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp và giáo viên bộ môn Ngữ văn, lịch sử,

địa lý, giáo dục cơng dân.

Lực lượng ngồi nhà trường: Một số thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh và một số người có tâm huyết như cán bộ tuyên giáo, cán bộ thông tin bảo tàng, già làng, nghệ nhân cồng chiêng [2].

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá cơng tác cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá công tác cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục, việc hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra. Mục đích của kiểm tra, đánh giá nhằm xem xét những việc thực hiện tốt, những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế diễn ra.

Kiểm tra, đánh giá kết quả là khâu cuối cùng trong chu trình giáo dục, đồng thời mở ra một chu trình giáo dục mới. Kiểm tra gắn liền với đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu và phân tích được nguyên nhân thành công, hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Bên cạnh đó, kiểm tra cịn có chức năng khuyến khích, động viên những người làm tốt cơng tác giáo dục văn hóa dân tộc truyền thống, phát hiện những cách làm hay, các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống tiêu biểu có ảnh hưởng tốt trong cộng đồng để nhân rộng hoặc loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại trong cuộc sống của nhân dân.

Để công tác kiềm tra, đánh giá hiệu quả, Hiệu trưởng phải có được những thơng tin chính xác, thơng qua sự quan sát, tiếp nhận báo cáo từ các cá nhân, bộ phận, trao đổi trực tiếp hoặc tự mình tiến hành kiểm tra. Từ kết quả kiểm tra Hiệu trưởng có sự nhìn nhận, đánh giá về thực trạng, năng lực của các cá nhân, bộ phận tham gia vào, đồng thời, Hiệu trưởng cũng đánh giá được mức độ khả thi của việc hoàn thành các mục tiêu giáo dục đã đề ra trong kế hoạch. Từ đó, có sự điều chỉnh kể hoạch, tư vấn, thúc đẩy các tổ chức, bộ

phận trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.4. Quản lý giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở dân tộc nội trú các trƣờng trung học cơ sở dân tộc nội trú

1.4.1. Tổ chức nâng cao nhận thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Việc giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc giúp con người nhận thấy rõ giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân văn, nhân ái, nhân bản sâu sắc, những giá trị đó nhân đạo hóa con người và hồn cảnh sống của con người hiện tại. Trên cơ sở đó, con người lựa chọn hệ giá trị và hình thành niềm tin, lý tưởng đạo đức, định hướng cho mọi suy nghĩ và hành động của mình, củng cố và phát triển những giá trị nhân cách tốt đẹp. Cùng với việc nâng cao nhận thức hệ giá trị truyền thống dân tộc, cần phải khắc phục những quan điểm lạc hậu, lệch chuẩn, đấu tranh loại bỏ các biểu hiện suy thoái, biến chất và xây dựng những chuẩn mực, phẩm chất đạo đức mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Hình thành quan niệm sống tích cực và tạo cơ chế phòng ngừa các phản giá trị, văn hóa, lối sống, thức tỉnh trong con người Việt Nam những cảm xúc, tình cảm đạo đức trong sáng, tốt đẹp.

Việc giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc cũng góp phần hình thành ý thức thẩm mỹ tiên tiến trong nhân cách con người Việt Nam. Đặc biệt, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh những yếu tố tích cực, mặt trái của kinh tế thị trường cùng lối sống phương Tây được du nhập vào nước ta đã tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân. Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức trở thành tiêu chí định hướng nhân cách và chỉ đạo hoạt động của con người, qua đó xây dựng nếp sống lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục và chống lại chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, tuyệt đối hóa đồng tiền, giúp con người nhận thức được giá trị chân - thiện - mỹ, có

quan niệm đúng đắn về cái đẹp, có khát vọng và nhu cầu hướng tới cái đẹp để sống và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Do đó, giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc cho con người Việt Nam thời kỳ hội nhập phải được quán triệt trong cả ba mơi trường: gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục trong gia đình và nhà trường chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

1.4.2. Quản lí mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

1.4.2.1. Xác định mục tiêu giáo dục

Với học sinh trung học cơ sở đang hình thành và phát triển nhân cách văn hóa, các em chưa phải phạm lỗi đánh mất truyền thống, dẫm đạp truyền thống, vọng ngoại hay bài ngoại văn hóa một cách mù quáng. Nếu có, chẳng qua đó chỉ là do học địi theo những người lớn khơng gương mẫu, không hiểu hay khơng thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống . Lỗi ở người lớn chúng ta chưa chú trọng giáo dục đến nơi đến chốn những giá trị truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ. Giải trình như vậy, để có ý nói rằng, mục đích giáo dục giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở ở nhà trường là rất khác với giáo dục cho người lớn. Các em không phải là đối tượng phải giáo dục lại. Cần phải giáo dục mới cho các em thấu hiểu sâu và đúng đắn những mặt tích cực của giá trị truyền thống văn hóa. Cũng phải phân tích cho các em thấy được những mặt hạn chế, không phù hợp điều kiện xã hội mới ở nước ta hiện nay. Đồng thời còn phải giáo dục cho các em cả về phương pháp lựa chọn, định hướng giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam phù hợp, tiếp nối trong điều kiện xã hội nước ta cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.4.2.2. Triển khai thực hiện mục tiêu giáo dục

CBQL và GV cần nắm được các cách thức thực hiện đã được hướng dẫn để vận dụng tiến hành giáo dục. Mỗi nội dung giáo dục TTVHDT có thể

có những cách thức thực hiện mà xét theo đặc điểm của hoạt động trong điều kiện của nhà trường là phù hợp và thuận lợi.

Ví dụ: để tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc trong trường THCS DTNT thông qua việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo mục tiêu, chương trình của các khối học tương ứng có bổ sung kiến thức về Lịch sử, Địa lý, Ngơn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số và địa phương địa phương có hai phương thức sau:

Tích hợp đối với mơn học.

Tổ chức giáo dục văn hóa dân tộc trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.4.2.3. Hoàn thiện mục tiêu giáo dục

- Nâng cao hiểu biết về các giá trị TTVHDT ở địa phương cho học sinh, học sinh biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Củng cố và mỡ rộng tiếp kiến thức đã được học trên lớp, có ý thức trách nhiệm, bản thân, gia đình và xã hội.

- Củng cố vững chắc các kỷ năng cơ bản đã được rèn luyện từ bậc tiểu học cơ sở trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu, như năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để học sinh có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, đấu tranh tích cực về những biểu hiện sai trái của người khác, biết cảm thụ đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

1.4.2.4. Đổi mới mục tiêu giáo dục

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho các em khơng phải nhằm mục đích sưu tầm đồ cổ, cũng khơng phải để các em về nguồn hay đi tìm cội nguồn, mà chủ yếu phải là để cho thế hệ tiếp sau người lớn hôm nay tránh khỏi đứt đoạn truyền thống văn hóa và cũng tránh khỏi cả việc bảo thủ cố chấp những giá trị văn hóa truyền thống khơng cịn hợp thời. Để cho giá trị

truyền thống văn hóa Việt Nam bị "đứt gánh giữa đường" là có tội lớn với đất nước. Do vậy, ở đây tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống văn hóa và giá trị cho cáck em là vô cùng quan trọng.

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào hoạt động này. Với ý nghĩa đó, tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh trung học cơ sở là những tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể giáo dục (hiệu trưởng và các chủ thể khác) đến đối tượng giáo dục (học sinh) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực giáo dục của nhà trường, của cộng đồng và xã hội để đưa hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số đến mục tiêu bồi dưỡng cho thế hệ sau những giá trị văn hóa (vật chất và tinh thần, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ...) của một dân tộc trong đời sống văn hóa xã hội của chính dân tộc đó.

1.4.3. Quản lí nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

1.4.3.1. Xác định nội dung giáo dục

Hiện nay theo chương trình giáo dục nội dung TTVHDT ở bậc trung học cơ sở đều thực hiện các nội dung sau:

- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và TTVHDT

- Học sinh được tìm hiểu các tri thức về văn học nghệ thuật như truyện cổ, truyền thuyết, trường ca, dân ca, nhạc cụ truyền thống, múa dân gian của các dân tộc thiểu số ở địa phương.

- Nội dung giáo dục, phong tục tập quán lễ nghi, tục tang ma, tục lễ hỏi, tập quán cư trú tổ chức cộng đồng, lễ hội, tôn giáo,…

- Nội dung TTVHDT về kiến trúc truyền thống như nhà ở, nhà Rông, nhà mồ,..

- Nội dung các nghề thủ công của TTVHDT ở địa phương như dệt, gốm, đan lát, rèn, đúc làm đồ trang sức,…

- Nội dung TTVHDT về trang phục như váy áo, giầy dép,…

Các nội dung đã được sắp xếp trong các tiết học chính khóa; ngồi ra,

cịn có nội dung HĐGDNGLL về TTVHDT. Cả hai nội dung này kết hợp lại làm cho nội dung giáo dục TTVHDT phong phú.

Như vậy, muốn giáo dục trở nên linh hoạt thì giao cho các địa phương chủ động xây dựng chương trình giáo dục TTVHDT ở địa phương để giảng dạy cho học sinh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các trường vận dụng tổ chức các hoạt động giáo dục TTVHDT.

1.4.3.2. Triển khai nội dung giáo dục

Với vai trị của mình thì nhà trường là lực lượng nịng cốt trong việc tổ chức cho các lực lượng thực hiện các hoạt động phối hợp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số, bao gồm: phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng lực lượng thực hiện các nội dung của hoạt động liên kết, các hình thức, biện pháp để thực hiện các hoạt động liên kết, sự liên kết giữa các lực lượng và việc huy động các lực lượng tham gia liên kết để xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện, khả năng của từng lực lượng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

1.4.3.3. Hồn thiện nội dung giáo dục

Đối với cơng tác quản lý giáo dục TTVHDT, khi tiến hành hoạt động cần đưa cán bộ giáo viên có năng lực nhiệt tình cơng tác vào cơ cấu nhân sự, đặc biệt phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tự quản của học sinh. Hoạt động giáo dục TTVHDT là một loại hình kết hợp cả chương trình chính khóa với chương trình ngoại khóa nên địi hỏi khả năng và ý thức tổ chức rất cao.

Trong quá trình hoạt động học sinh phải luôn là chủ thể từ việc bàn bạc cách thức tổ chức phân công, chuẩn bị đến việc điều hành và khắc phục khó

khăn. Cán bộ đồn, tổng phụ trách đội có sự theo dõi giúp đỡ các em xác định mục đích yêu cầu định hướng hoạt động trao đổi kinh nghiệm,…

Trong nội dung chương trình giáo dục TTVHDT chính khóa ở các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân cán bộ quản lý phải thường xuyên theo sát nội dung theo kế hoạch đã đưa ra, nhắc nhỡ giáo viên bám sát chương trình để học sinh dễ tiếp thu

1.4.3.4. Đổi mới nội dung giáo dục

Đối với công tác quản lý giáo dục TTVHDT, khi tiến hành hoạt động cần đưa cán bộ giáo viên có năng lực nhiệt tình cơng tác vào cơ cấu nhân sự, đặc biệt phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tự quản của học sinh. Hoạt động giáo dục TTVHDT là một loại hình kết hợp cả chương trình chính khóa với chương trình ngoại khóa nên địi hỏi khả năng và ý thức tổ chức rất cao.

Trong quá trình hoạt động học sinh phải luôn là chủ thể từ việc bàn bạc cách thức tổ chức phân công, chuẩn bị đến việc điều hành và khắc phục khó khăn. Cán bộ đồn, tổng phụ trách đội có sự theo dõi giúp đỡ các em xác định mục đích yêu cầu định hướng hoạt động trao đổi kinh nghiệm,…

Trong nội dung chương trình giáo dục TTVHDT chính khóa ở các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân cán bộ quản lý phải thường xuyên theo sát nội dung theo kế hoạch đã đưa ra, nhắc nhỡ giáo viên bám sát chương trình để học sinh dễ tiếp thu

Truyền thống là những tập tục, thói quên và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng

1.4.4. Quản lí phương pháp và hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

1.4.4.1. Quản lí phương pháp giáo dục

Để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT có tính hiệu quả cao cần phải có phương pháp:

- Phương pháp tích hợp đối với các môn học đặc biệt là các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

- Phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc trong hoạt động ngồi giờ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)