Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 75 - 76)

2.3.3.2 .Về quản lý kế hoạch giáo dục truyền thống văn hoá

2.3.6. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống

thống văn hoá ở các trường THCS dân tộc nội trú

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi đã tiến hành trị chuyện với các bên liên quan. Đồng chí Điểu Hùng – người dân tộc M’Nơng, Bí thư Đồn Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú cho rằng: “Phải thừa nhận là ít có hoạt động thực sự nào được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường trung học cơ sở. Vấn đề này chỉ được tiến hành lồng ghép với công tác kiểm tra, đánh giá ở các nội dung khác. Hoặc nếu có chỉ mang tính báo cáo, hình thức qua loa. Chẳng hạn như báo cáo của giáo viên chủ nhiệm hàng tháng, chủ yếu là về các mặt như học tập, đạo đức, tài chính… Nhà trường cần thường xuyên nắm

bắt tình hình thực hiện cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho

học sinh trong các trường trung học cơ sở để kịp thời uốn nắn và phát hiện biểu dương các nhân tố điển hình”.

Để tìm hiểu thực trạng về cách thức kiểm tra kết quả giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn, chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên, cán bộ quản lý. Kết quả thu được xử lí như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng phối hợp các lực lƣợng về giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh trong các THCS sở dân tộc nội trú

STT Nội dung Giáo viên

SL %

1 Để học sinh tự đánh giá 4 12,5

2 Tập thể lớp đánh giá 5 15,6

3 Giáo viên nhận xét, đánh giá 6 18,8

Kết quả ở bảng trên cho thấy: có 53,1% ý kiến của giáo viên là phải kết hợp tất cả các biện pháp: để học sinh tự đánh giá, tập thể lớp đánh giá, giáo viên nhận xét đánh giá; 12,5% ý kiến cho rằng để học sinh tự đánh giá, 15,6% ý kiến cho rằng tập thể lớp đánh giá. Như vậy, các cán bộ giáo viên đều thống nhất các biện pháp đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở là phải kết hợp cả ba biện pháp là: để học sinh tự đánh giá, tập thể lớp đánh giá và giáo viên nhận xét đánh giá. Giáo viên không đánh giá cao cách thức để học

sinh tự đánh giá. Một số giáo viên cho rằng học sinh trung học cơ sở khả năng tự đánh giá chưa cao và không thể hiện đúng kết quả thực tế. Do đó phải kết hợp các cách thức kiểm tra đánh giá đó để kết quả đánh giá mang tính khách quan và chính xác nhất. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá đã được các nhà trường tiến hành thường xuyên hàng tháng, đã chỉ đạo các lớp tự kiểm tra dưới sự chỉ đạo giúp đỡ, tham mưu của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp và đối với cá nhân mỗi học sinh. Đồng thời việc tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở của các trường được thể hiện qua xếp loại hạnh kiểm học sinh ở từng tháng trong năm học hoặc xếp loại theo từng học kì. Điều này có tác dụng rất tốt trong việc động viên khích lệ học sinh tham gia hoạt động tích cực và chủ động hơn. Tuy nhiên, đánh giá đối với cả một tập thể học sinh là cơ bản, trong đó có tuyên dương đánh giá cá nhân học sinh nổi trội trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)