Thực trạng quản lý về phương pháp và hình thức giáo dục truyền thống

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 67 - 73)

2.3.3.2 .Về quản lý kế hoạch giáo dục truyền thống văn hoá

2.3.4. Thực trạng quản lý về phương pháp và hình thức giáo dục truyền thống

truyền thống văn hoá ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

a. Các phương pháp tổ chức giáo dục

a1. Phương pháp tích hợp vào giờ chính khóa

Phương pháp tích hợp: là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức TTVHDT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong bài học để học sinh nhận thức và thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong đó có thực tiễn TTVHDT.

Hiện nay, do việc tổ chức dạy học trong trường THCS DTNT thống nhất với chương trình phổ thơng nên các nội dung giáo dục TTVHDT đều khơng được bố trí chính thức trong chương trình. Việc giáo dục TTVHDT đều phải thực hiện được bố trí chính thức trong chương trình. Việc giáo dục TTVHDT đều phải, thực hiện lồng ghép theo điều kiện và khả năng thực hiện theo từng địa phương, từng cơ sở giáo dục. Việc lồng ghép có thể được thực hiện theo các mức độ khác nhau tùy mối quan hệ kiến thức, tùy đặc điểm quy mô của hiện tượng TTVHDT hoặc tùy theo điều kiện triển khai giảng dạy TTVHDT của nhà trường và giáo viên.

Giáo dục TTVHDT được thực hiện qua các môn học với nhiều cách thức phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa môn học với hiện tượng TTVHDT mà các môn học tham gia vào việc giáo dục TTVHDT khác nhau. Nhìn chung cách thức của các mơn học tham gia vào giáo dục TTVHDT là theo cách lồng ghép và phương pháp được sử dụng là phương pháp tích hợp.

Các bộ mơn đều có thể sử dụng hiệu quả phương pháp tích hợp trong giáo dục học sinh. Một số bộ mơn có khả năng sử dụng hiệu quả cao nhất là các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục cơng dân,…

Việc tích hợp kiến thức TTVHDT trong các mơn học được thể hiện ba mức độ, mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ.

- Mức độ toàn phần mục tiêu và nội dung bài học hoặc chương trình học hồn tồn phù hợp với mục tiêu và nội dung của giáo dục TTVHDT.

- Mức độ bộ phận chỉ một bộ phận bài học có mục tiêu và nội dung của giáo dục TTVHDT.

- Mức độ liên hệ các kiến thức giáo dục TTVHDT không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với các kiến thức giáo dục TTVHDT (các hiện tượng hình ảnh, số liệu về thực trạng TTVHDT…) và bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ.

a2. Phương pháp vận dụng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Học sinh trường THCS DTNT được tổ chức học tập, nuôi dạy theo hệ thống quản lý suốt cả ngày ở trường. Ngoài thời gian học sinh học tập trên lớp theo chương trình giáo dục chính thức của cấp học, thời gian còn lại đều là thời gian ngoài giờ lên lớp. Thời gian ngoài giờ lên lớp chiếm dung lượng lớn trong tổng số thời gian của học sinh tại trường THCS DTNT.

Theo thông tư số 04/2014/TT - BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được hiểu “ là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học khơng thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt ”.

Như vậy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS DTNT là hoạt động giáo dục thực hiện trong thời gian ngồi giờ lên lớp “ Khơng thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt ”. Vai trò của hoạt động ngồi giờ lên lớp khơng đồng đẳng với các hoạt động giáo dục chính khóa, nhưng nó có vai trị “ góp phần củng cố nâng cao kiến thức, kỷ năng, giáo dục nhân cách cho người học” ( Điều 3 ).

b. Các hình thức tổ chức giáo dục

- Vận dụng hoàn toàn một sản phẩm TTVHDT đưa vào trong giờ dạy học trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện một nội dung giáo dục. Việc vận dụng hồn tồn có ưu điểm là tạo dựng lại một sản phẩm văn hóa hồn chỉnh, giúp học sinh nhận biết đầy đủ được tham gia vào hoạt động, được sống được hóa thân với hiện tượng đó vận dụng hồn tồn có mặt hạn chế với quy mô lớn tốn kém trong công tác chuẩn bị.

- Vận dụng một phần sản phẩm TTVHDT đưa vào trong giờ dạy hoặc trong hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện một nội dung giáo dục. Vận dụng một phần có sự lựa chọn, điều chỉnh giúp cho việc tạo dựng lại một sản phẩm văn hóa phù hợp với mục giáo dục học sinh. Vận dụng một phần cũng có mặt hạn chế của nó, học sinh khơng nhận biết đầy đủ hiện tượng văn hóa, nên sự hiểu biết chưa tồn diện, chưa sâu sắc.

Qua khảo sát các trường THCS DTNT trong tồn tỉnh Đắk Nơng gồm 45 HT và PHT, 88 GVCN, 60 GVBM (Ngữ văn, Sử, Địa, GDCD ) và 900 HS khối 7, 8 và khối 9, chúng ta có được số liệu sau ở bảng sau:

Bảng 2.7. Hình thức giáo dục VHDT theo chính khóa và HĐGDNGLL TT Hình thức giáo dục TTVHDT Mức độ thực hiện HT và PHT GVCN GVBM HS Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % 1 CT chính khóa (Văn, Sử, Địa, GDCD) 40 88,9 75 85,2 60 100 830 92,2 2 HĐGDNGLL 34 75,6 68 77,3 40 88,9 719 79,9

Với số liệu của bảng trên ta thấy các hình thức giáo dục TTVHDT trong chương trình chính khóa và chương trình HĐGDNGLL được đồng thuận với tỉ lệ rất cao.

Bảng 2.8. Các hình thức hoạt động giáo dục TTVHDT ở địa phƣơng

TT Hình thức hoạt động GD TTVHDT ở địa phƣơng Kết quả

Ý kiến Tỷ lệ %

1 Hội thi tìm hiểu về nội dung TTVHDT 490 54,4%

2 Tham quan các lễ hội, nhà bảo tàng, di tích có nội dung

TTVHDT 887 98,6%

3 Giao lưu về chủ đề nội dung TTVHDT 862 95,8%

4 Nghe nói chuyện về nội dung TTVHDT 881 97,9%

5 Xem phim về nội dung TTVHDT 850 94,4%

6 Hái hoa dân chủ về nội dung TTVHDT 250 27,8%

7 Thuyết trình về nội dung TTVHDT 200 22,2%

8 Hội thi văn nghệ về nội dung TTVHDT 735 81,7%

9 Thảo luận về chuyên đề TTVHDT 180 20%

10 Lửa trại các ngày tết của đồng bào địa phương 730 81,1%

11 Ngoại khóa về nội dung TTVHDT 615 60,3%

12 Câu lạc bộ đố vui về nội dung TTVHDT 195 21,7%

Kết quả trên cho thấy học sinh ham thích các hình thức hoạt động sau đây nhiều hơn.

1. Tham quan các lễ hội, nhà bảo tàng, di tích có nội dung TTVHDT ở địa phương: 98,6%

2. Nghe nói chuyện về nội dung TTVHDT: 97,9% 3. Giao lưu về chủ đề nội dung TTVHDT: 95,8% 4. Xem phim về nội dung TTVHDT: 94,4%

5. Hội thi văn nghệ về nội dung TTVHDT: 81,7%

6. Lửa trại các ngày tết của đồng bào địa phương: 81,1% 7. Ngoại khóa về nội dung TTVHDT: 60,3%

8. Hội thi tìm hiểu về nội dung TTVHDT: 54,4%

Thực tế các hoạt động trên đây thật sự chưa thực hiện được rộng rãi và phát huy có hiệu quả ở các trường THCS DTNT trong tồn tỉnh Đắk Nông. Qua kết quả như vậy, chúng ta cũng chứng thực được rằng đa số các em là học sinh người dân tộc thiểu số rất thụ động trong các hoạt động giáo dục TTVHDT. Là người dân tộc thiểu số đa phần các em rất có năng khiếu về âm nhạc, hội hoạ, có thể giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại,...Các em rất e ngại phải đứng trước đám đơng để thuyết trình, hái hoa dân chủ,..bởi nhiều mặt hạn chế từ các em. Chính vì vậy, đây cũng là trách nhiệm rất lớn đối với CBGVCNV của nhà trường THCS DTNT trong toàn tỉnh Đắk Nông.

Bảng 2.9. Thực trạng về mức độ thực hiện và tính hiệu quả của các hình thức GD truyền thống văn hoá ở các trƣờng THCS dân tộc nội trú

S

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tính hiệu quả

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Tổ chức trò chơi DTTS 1,2 1 1,6 1

2 Nói chuyện ngoại khóa 0,45 5 0,5 5

3 Thi tìm hiểu về văn hóa DTTS 0,78 3 0,86 3

4 Thành lập Câu lạc bộ 0,5 4 0,4 6

5 Tổ chức tham quan thực tế các di sản văn

hóa vật chất DTTS 0,36 6 0,58 4

6 Thi văn nghệ về văn hóa DTTS 1,14 2 1,2 2

7 Tổ chức hội vui học tập về văn hóa DTTS 0,26 7 0,4 6

Qua kết quả ở bảng trên, chúng ta thấy:

Theo đánh giá của học sinh, trong quá trình tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, giáo viên cũng đã sử dụng một số hình thức tổ chức cho học sinh. Cụ thể:

Hình thức được học sinh đánh giá giáo viên áp dụng thường xuyên là: “Tổ chức trò chơi dân tộc thiểu số” có chỉ số là 1,2 xếp thứ nhất trong số các hình thức mà giáo viên tổ chức. Nguyên nhân là do hình thức tổ chức trị chơi dân gian dân tộc gần gũi, đơn giản nhưng thu hút được sự tham gia của học sinh. Đây cũng chính là hình thức được đánh giá đạt mức độ hiệu quả cao nhất chiếm 1,6 điểm về tính hiệu quả trong số các hình thức trên.

Tiếp đến là hình thức: “Thi văn nghệ về văn hóa DTTS” chiếm số điểm trung bình là 1,14 về mức độ tổ chức thường xuyên và được 1,2 điểm về tính hiệu quả của hình thức tổ chức.

Hình thức: “Thi tìm hiểu về văn hóa DTTS” chiếm số điểm trung bình là 0,78 về mức độ tổ chức thường xuyên và được 0,86 điểm về tính hiệu quả của hình thức tổ chức. Hình thức này được học sinh đánh giá cao.

Qua đây chúng ta thấy rằng các giáo viên của các trường trung học cơ sở trên địa bàn đã chú trọng đến việc lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên các hình thức này cịn chưa đạt được tính hiệu quả cao để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú. Đối với học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chủ yếu là học sinh các vùng dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn, khơng có nhiều thời gian vì cịn phụ giúp cha mẹ. Chính vì vậy, nhà trường cần triển khai những hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú một cách đơn giản, gần gũi với đời sống sinh hoạt của các em, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục chung của nhà trường như trong các chủ đề hoạt động của từng tháng, có thể gắn những nội dung giáo dục như trò chơi, múa dân gian… của văn hóa dân tộc thiểu số.

Qua trao đổi phỏng vấn với các em học sinh, các em có mong muốn được thường xuyên tổ chức trò chơi của dân tộc như ném còn hay múa cồng chiêng, qua đó các em thêm u văn hóa truyền thống dân tộc mình và có thể giữ gìn và phát triển những nét văn hóa đặc sắc đó.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)