- Giáo dục họcsinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí giáo dục truyền thống văn hóa
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở là hoạt động liên quan đến nhiều mặt trong đời sống của nhân dân, do đó cần có tham gia phối hợp của nhiều lực lượng của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau mới đảm bảo hiệu quả giáo dục. Đó là sự phối hợp tương đối chặt chẽ giữa các đơn vị trong ngành giáo dục với phịng văn hóa, hội khuyến học, các ban, ngành, đoàn thể, trong huyện và các xã trong tổ chức và giám sát giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở ở nhà trường.
Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế-xã hội, từ đó thúc đẩy phát triển giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở và ngược lại.
Tâm lý xã hội và phong tục tập quán, đối với các vùng, miền có các dân tộc thiểu số và đặc biệt là có nhiều học sinh trung học cơ sở là người dân tộc, thì với các đặc điểm nêu trên với các nét đặc trưng của phong tục tập qn dẫn đến các bản sắc văn hố có dấu ấn mạnh trong tư tưởng, ý chí quyết tâm của mỗi lực lượng tham gia tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất trong việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Hiệu quả quản lí, quy mơ tổ chức, hình thức tổ chức, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh , đặc biệt là nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, vào sự đáp ứng
về mặt tài chính của nhà trường và địa phương.
Các yếu tố khách quan tác động đến bản thân của mỗi con người dù có mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ là yếu tố ngoại lực. Trong quá trình phát triển bản thân, yếu tố nội lực đó giúp mỗi cán bộ quản lý tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để trang bị cho chính họ đủ điều kiện, đủ trình độ, đảm bảo đủ năng lực và phẩm chất theo Chuẩn Hiệu trưởng; đồng thời giúp cho các tác động bên ngồi như cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả. Tóm lại, cán bộ quản lí tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở ln đóng vai trị định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng giáo. Vì thế, đổi mới phát triển đội ngũ cán bộ quản lí tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trung học cơ sở là những lực lượng quyết định kết quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Các kết quả nghiên cứu cũng như thực tiễn cho thấy, nhận thức có vai trị quan trọng với hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở và ảnh hưởng tới hiệu quả quản lí. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về vai trò của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú cho học sinh sẽ giúp mỗi cá nhân có thái độ và hành động tích cực với các nhiệm vụ. Do đó, để quản lí tốt việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thì giáo viên, nhân viên và các tổ chức trong nhà trường trung học cơ sở phải nhận thức rõ giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, chính yếu của nhà trường.
Hiểu về vai trò của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú cho học sinh trung học cơ sở được nâng cao, có tác dụng tích cực với hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục ở nhà trường.