Thực trạng quản lý nhận thức về giáo dục truyền thống văn hoá ở các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 56 - 62)

- Giáo dục họcsinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt

2.3. Thực trạng quản lý cơng tác giáo dục truyền thống văn hố dân tộc cho học

2.3.1. Thực trạng quản lý nhận thức về giáo dục truyền thống văn hoá ở các

hoá ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Để điều tra nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và phụ huynh học sinh về vị trí, vai trị tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS, chúng tôi vừa tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi vừa kết hợp với phỏng vấn.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trƣờng THCS

dân tộc nội trú

Đối tƣợng điều tra Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

SL % SL % SL %

Giáo viên và cán bộ quản lý (32) 2 6,25 18 56,25 12 37,5

Học sinh (240) 4 10 140 58,3 76 31,7

Phụ huynh (120) 8 15 60 50 42 35

Tổng (392) 4 11,2 218 55,7 130 33,1

Thông tin ở bảng 2.1 cho thấy: Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đều đánh giá cao về vị trí, vai trị giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú ở trường trung học cơ sở. Trong đó có 11,2% ý kiến đánh giá là “rất cần thiết”; 55,7% ý kiến đánh giá ở mức độ “cần thiết”. Tuy nhiên, có đến 33,1% ý kiến đánh giá ở mức độ “không cần thiết”. Đây là vấn đề cần phải được cải thiện trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú ở trường trung học cơ sở.

a. Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: có 6,25% giáo viên và cán bộ quản lý nào cho rằng việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú là “rất cần thiết”; 56,25% giáo viên và cán bộ quản lý được hỏi đều khẳng định việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú có vị trí, vai trò “cần thiết”; 37,5% giáo viên và cán bộ quản lý khẳng định việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú có vị trí, vai trị “khơng cần thiết” và điều đó chứng tỏ có một số giáo viên và cán bộ quản lý của các trường trung học cơ sở được khảo sát trên địa bàn tỉnh mới bước đầu nhận thức vị trí, vai trị quan trọng của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú trong nhà trường.

Khi tiến hành phỏng vấn đối với giáo viên và cán bộ quản lý về vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú đối với sự hình thành nhân cách của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường: các giáo viên đều cho rằng việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những văn hóa truyền thống dân tộc Ê đê, H.Mơng, Tày... Từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình. Mặt khác, đó là biện pháp tốt để giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động ngồi nhà trường. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú nếu thực hiện tốt sẽ là môi trường thuận lợi, xây dựng tinh thần đoàn kết, bồi dưỡng những tình cảm trong sáng tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa học sinh và học sinh. Tuy nhiên các thầy cô cũng khẳng định đây là công việc khơng đơn giản địi hỏi khơng chỉ sự nỗ lực của thầy và trò mà cả sự nỗ lực của các nhà quản lý cùng với sự hợp tác của các cấp chính quyền, đồn thể, ban ngành mà thực tế hiện nay vẫn chưa thực hiện được.

Việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú trong nhà trường cịn góp phần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi trung học cơ sở như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ

chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình.

b. Ý kiến của học sinh

Chúng tơi tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh bốn trường THCS DTNT trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết của việc GD truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Nhận thức về vai trò của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS dân tộc nội trú

Trƣờng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

Trường dân tộc nội trú huyện Đắk R’Lấp (60) 10 16,67 40 66,67 10 16,67

Trường dân tộc nội trú huyện Đắk Sông(60) 4 6,67 38 63,33 18 30,00

Trường dân tộc nội trú huyện Tuy Đức (60) 8 13,33 30 50,00 22 36,67

Trường dân tộc nội trú huyện K’Rông Nô(60) 2 3,33 32 53,33 26 43,33

Tổng (240) 24 10 140 58,3 76 33,1

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy, phần lớn học sinh đã nhận thức được vai trò rất cần thiết và cần thiết (chiếm 10 % và 58,3%) của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở. Tuy nhiên, cịn có 33,1% học sinh chưa nhận thức được ý nghĩa của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy không phải học sinh nào cũng nhận thức đúng vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Em Nơng Văn Hải học sinh lớp 9 trường dân tộc nội trú huyện Đắk R’Lấp cho rằng:

“Em thích được tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở trường dân tộc

nội trú huyện Đắk R’Lấp vì hoạt động này không phải học tập vất vả, không đánh giá xếp loại học lực, thích tham gia vì có nhiều hoạt động như văn nghệ,

thích những hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thăm quan các di tích, danh lam thắng cảnh phù hợp với thị hiếu hoạt động của tuổi trẻ. Các em được thay đổi khơng khí sau những giờ học căng thẳng, có những phút giây thư giãn, thỏa mái phát huy tinh thần tập thể. Các hoạt động về thi kiến thức, trí tuệ địi hỏi học sinh tham gia phải có tầm hiểu biết, năng lực nhất định và không phải ai cũng tham gia đuợc. Vì thế những học sinh có sự hiểu biết nhất định, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số thì phần lớn nhận thức về các mơn học chưa tốt, tâm lý ngại học khiến các em thích được tham gia vào các hoạt động du lịch, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Qua phỏng vấn chúng tôi cũng nhận thấy, học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn có nhận thức khác nhau về vai trò giáo dục truyền thống. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sự phân bố dân cư, tỉ lệ học sinh thuộc các dân tộc khác nhau.

Chúng tôi tiếp tục khảo sát học sinh về vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đối với việc nâng cao hiểu biết về văn hóa của dân tộc mình qua câu hỏi: “Theo bạn, việc tham gia vào GD truyền thống văn hóa dân tộc có

tác động như thế nào đến hiểu biết của bạn về văn hóa truyền thống dân tộc mình?” Thang điểm từ 1 – 10 theo mức độ của từng học sinh. Kết quả thu được

như sau:

Bảng 2.3. Nhận thức về vị trí của giáo dục truyền thống văn hóa đối với hiểu biết của học sinh về văn hóa của dân tộc mình

STT Vị trí, vai trị Điểm

TB

Thứ bậc

1 Nhằm tăng cường sự hiểu biết của em về truyền thống văn hóa

dân tộc 6,4 1

2 Là cơ hội thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc 5,6 3

3 Tăng cường tinh thần tập thể, hợp tác 6 2

4 Là cơ hội phát triển năng khiếu của các em 3,4 8

6 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, chia sẻ lẫn nhau 4,8 5

7 Giúp gần gũi, thân thiện với mọi người xung quanh 3,8 7

8 Vận dụng các tri thức đã được học vào thực tiễn 4,5 6

9 Giúp học sinh tích cực, năng động hơn 5,2 4

10 Ý nghĩa khác 1,2 10

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy học sinh nhận thức về vị trí, vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở ở những mức độ khác nhau với ý nghĩa “tăng cường sự hiểu biết của em về truyền thống văn hóa dân tộc”. Phần lớn các em nhận thức được vị trí, vai trò của

việc tham gia giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc giúp thoải mái tinh thần sau những giờ học căng thẳng, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển năng khiếu của học sinh đồng thời giúp học sinh tích cực năng động hơn.

Trong quá trình quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, có một số học sinh tỏ ra không hứng thú trong việc tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Chẳng hạn, khi hỏi một học sinh dân tộc Nùng về hoạt động văn hóa do trường tổ chức, em trả lời là khơng thích. Tìm hiểu lí do thì được biết, học sinh này khơng thuộc dân tộc có hoạt động văn hóa được nhà trường tổ chức. Học sinh cho rằng hoạt động này khơng cần thiết vì nhà trường tổ chức hoạt động truyền thống văn hóa của một số dân tộc đơng người hơn. Từ đó cho chúng ta thấy, trong cơng tác giáo dục học sinh, cần làm tốt cơng tác giáo dục vai trị, ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nhằm giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa có giá trị to lớn.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Điểu Hợp – người dân tộc M’nơng, Bí thư Đồn trường trung học cơ sở: “Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học

sinh trung học cơ sở là giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Đắk Nơng, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ

trân trọng di sản văn hóa dân tộc, từng bước hình thành ở học sinh lịng tự

hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của trường dân tộc nội trú”.

Giáo viên Điểu Lớp – người dân tộc M’nông, dạy môn Ngữ văn của Trường, nhận định: “Mỗi học sinh trường là đại diện văn hóa của một vùng quê, một dân tộc. Trường luôn tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dịng chảy văn hóa khơng ngừng được ni dưỡng và lớn mạnh. Trường đã tổ chức các hoạt động tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hóa để học sinh được trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa và thơng qua hoạt động văn hóa mà học sinh trường ln hiểu biết, gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời cịn là người hiểu biết và tơn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em”.

Hàng năm, các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu về các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, thi vẻ đẹp dân tộc và các đặc sản địa phương... Thông qua giáo dục văn hóa dân tộc, các trường trung học cơ sở ở tỉnh Đắk Nông đã thực hiện quyền của học sinh trong giáo dục. Nhờ có giáo dục văn hóa dân tộc, học sinh của trường được phát triển toàn diện, trở thành những cơng dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục văn hóa dân tộc trong trường trung học cơ sở cịn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trên địa bàn tồn tỉnh.

c. Ý kiến của phụ huynh học sinh

truyền thống văn hóa dân tộc có vị trí, vai trị rất cần thiết và 50% cho rằng

cần thiết. Như vậy, phần lớn phụ huynh đã nhận thức được vai trò của giáo

dục truyền thống văn hóa dân tộc nhưng vẫn cịn 35% phụ huynh chưa nhận thức được. Khi chúng tơi tiến hành phỏng vấn phụ huynh thì nhận được một số ý kiến băn khoăn về việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Có nhiều phụ huynh nhận thức tốt và mong muốn con em mình tham gia hoạt động này. Bên cạnh đó, vẫn có những phụ huynh không muốn nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

Nhìn một cách tổng thể, đa số đối tượng đều nhận thức được rằng việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc là hoạt động tốt để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình và giảm thiểu những tác động tiêu cực của các hoạt động ngoài nhà trường, giúp các em củng cố tri thức và học tập tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhận thức chưa đúng, họ coi đó là hoạt động phụ, khơng được kiểm tra, đánh giá nên không cần thiết phải tham gia nhiều, hoặc vì bản thân khơng phải dân tộc mà nhà trường xây dựng nội dung giáo dục truyền thống.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)