Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 112 - 120)

2.3.3.2 .Về quản lý kế hoạch giáo dục truyền thống văn hoá

3.3. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các cơng tác được đề xuất

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

a. Về tính hợp lý của các biện pháp

Tính hợp lý của các biện pháp đã đề xuất thể hiện qua kết quả khảo sát sau:

Bảng 3.1. Đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp đã đề xuất

TT Biện pháp Mức độ (N = 32) Rất hợp lý Hợp Không hợp lý 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của GD truyền thống văn hóa dân tộc

25 7 0

2 Tăng cường quản lý mục tiêu, chỉ đạo xây dựng nội dung tiêu

GD truyền thống văn hóa cho học sinh 9 17 6

3 Xây dựng kế hoạch GD truyền thống văn hóa dân tộc tại

trường THCS dân tộc nội trú 11 20 1

4

Tổ chức lồng ghép hoạt động GD truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh gắn liền với các ngày lễ hội, các sự

kiện văn hóa truyền thống của các dân tộc 10 22 0

5

Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên; phối hợp giữa các lực lượng trong GD truyền thống văn hóa dân tộc

9 17 6

6 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức GD truyền thống văn

Nhìn chung, các đối tượng khảo sát đều cho rằng 6 biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú được đề xuất là cần thiết.

Có sự khác nhau về mức độ cần thiết của các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. Cụ thể:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh,

lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông được đánh giá ở mức độ rất hợp lý (25 ý kiến), hợp lý (7 ý kiến). Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú là thuận lợi nhất, dễ thực hiện nhất và đem lại hiệu quả cao nhất vì nó phù hợp với tâm lí, nguyện vọng của nhiều người.

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý mục tiêu, chỉ đạo xây dựng nội dung

tiêu giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú trên địa bàn được đánh giá ở mức độ rất hợp lý (9 ý kiến), cần thiết (17 ý kiến) và không cần thiết (6). Giáo viên và cộng tác viên là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. Tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, các giáo viên và cộng tác viên đều là những người làm công tác kiêm nghiệm nên việc tăng cường bồi dưỡng chun mơn giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú là rất cần thiết góp phần nâng cao hiệu các hoạt động của nhà trường, thu hút được nhiều người dân tham gia.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú được đánh giá ở mức độ rất cần thiết (11 ý kiến) cần thiết (20 ý kiến) và 01 ý kiến cho là không cần thiết. Thực tế cho thấy biện pháp giúp hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc truyền thống phát

huy hiệu quả cao hơn và thu hút người dân đến hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. Sự tham gia phối hợp của các ban ngành, đoàn thể địa phương về mọi, trong mọi khâu tổ chức là cần thiết và là chìa khóa thành cơng trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS.

Biện pháp 4: Tổ chức lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú gắn liền với các ngày lễ hội, các sự kiện văn hóa truyền thống của các dân tộc được đánh giá ở mức độ rất cần thiết (10 ý kiến), cần thiết (22 ý kiến) và khơng người nào cho là khơng cần thiết. Có thể nói đây là một trong các biện pháp trọng tâm trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho

đội ngũ giáo viên, cộng tác viên; phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được đánh giá ở mức độ cần thiết (9 ý kiến), rất cần thiết (17 ý kiến) và 6 người cho là không cần thiết. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là việc làm đầu tiên và ảnh hưởng tới kết quả các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú nên đa số mọi người đã nhận thức được sự cần thiết của biện pháp này. Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận giáo viên và cán bộ chưa nhận rõ được sự cần thiết của cơng tác lập kế hoạch do có thói quen nhận nhiệm vụ trực tiếp và không hay lập kế hoạch cho các hoạt động một cách thường xuyên.

Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức giáo dục truyền thống

văn hóa dân tộc tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú được đánh giá ở mức độ mức độ rất cần thiết (10 ý kiến), cần thiết (20 ý kiến) và 02 ý kiến cho là không cần thiết. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú là hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều thành phần xã hội nên địi hỏi có sự kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc.

Như vậy, trong các biện pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú thì 4 biện pháp được đánh giá cao hơn cả về mức độ cần thiết là biện pháp 1; biện pháp 1, biện pháp 5 và biện pháp 5, trong đó, biện pháp 1 được đánh giá cao hơn cả do phù hợp với tâm lí các dân tộc có số lượng học sinh người dân tộc cao hơn. Tuy nhiên để tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú cần thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp nêu trên.

b. Về tính khả thi của các biện pháp

Tính khả thi của các biện pháp thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

TT Biện pháp Mức độ (N = 32) Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động GD truyền thống văn hóa dân tộc

27 5 0

2 Tăng cường quản lý mục tiêu, chỉ đạo xây dựng nội dung tiêu

giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh 7 21 4

3 Xây dựng kế hoạch giáo dục xây dựng truyền thống văn

hóa dân tộc tại trường THCS dân tộc nội trú 5 25 2

4

Tổ chức lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh gắn liền với các ngày lễ hội, các sự kiện văn hóa truyền thống của các dân tộc

13 19 0

5

Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên; phối hợp giữa các lực lượng trong GD truyền thống văn hóa dân tộc

5 26 1

6 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức giáo dục truyền

Nhìn chung, 32 người được hỏi (gồm giáo viên, giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên phụ trách các bộ môn THCS (GV dạy các môn Giáo dục công dân, Lịch sử, Ngữ văn), cán bộ quản lí giáo dục và văn hóa (sau đây gọi chung là cán bộ): Sở GD&ĐT, ban giám hiệu, các chuyên viên phụ trách văn hóa một số người có chức sắc trong làng, già làng, các nghệ nhân, tổ trưởng chuyên mơn, Ủy viên Ban chấp hành Đồn trường các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú) đều cho rằng các biện pháp này đưa ra là có tính khả thi, góp phần giải quyết những tồn tại và hạn chế trong hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS trung học cơ sở dân tộc nội trú.

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh,

lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông được đánh giá ở mức độ rất khả thi (27 ý kiến), khả thi (5 ý kiến).

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý mục tiêu, chỉ đạo xây dựng nội dung

tiêu giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú trên địa bàn cũng được đánh giá ở mức độ rất khả thi (7 ý kiến) khả thi (21 ý kiến) và 04 ý kiến cho là không khả thi. Thực tế cho thấy biện pháp giúp hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú phát huy hiệu quả cao hơn và thu hút các lực lượng cùng tham gia giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. Sự tham gia phối hợp của các ban ngành, đoàn thể địa phương về mọi, trong mọi khâu tổ chức là khả thi và là chìa khóa thành cơng trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục xây dựng truyền thống văn

hóa dân tộc tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú được đánh giá ở mức độ rất khả thi (5 ý kiến), khả thi (25 ý kiến) và 2 người cho là không khả thi. Việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân

tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú bước đầu đã có những thành tựu quan trọng là tiền đề để hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú đi vào chiều sâu. Tuy vậy, việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung tài liệu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh mới dừng ở mức phản ánh các biểu hiện tiêu biểu nhất, chưa có nội dung hoạt động và tài liệu đi sâu vào bản chất văn hoá của từng dân tộc. Điều đó phản ánh thực trạng một bộ phận cán bộ có trình độ chun sâu về văn hố cịn hạn chế.

Biện pháp 4: Tổ chức lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú gắn liền với các ngày lễ hội, các sự kiện văn hóa truyền thống của các dân tộc được đánh giá ở mức độ rất khả thi (13 ý kiến), khả thi (19 ý kiến) và không người nào cho là không khả thi. Biện pháp này được đánh giá ở mức độ khả thi là cao nhất, cho thấy việc đánh giá là khách quan, trung thực vì các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh được tổ chức gắn với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc thiểu số là thuận lợi nhất, dễ thực hiện nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.

Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho

đội ngũ giáo viên, cộng tác viên; phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được đánh giá ở mức độ rất khả thi (5 ý kiến), khả thi (26 ý kiến) và 01 ý kiến cho là không khả thi. GV và CTV là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS trung học cơ sở dân tộc nội trú. Các cấp lãnh đạo của địa phương và trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, cũng như bản thân GV và CTV của nhà trường cũng đều hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của việc thường xuyên tăng cường bồi dưỡng chun mơn giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS. Tuy nhiên, hạn hẹp về nguồn kinh phí ảnh hưởng tới công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho GV và CTV về giáo dục truyền thống văn

hóa dân cho học sinh. Đây cũng là trăn trở của các lãnh đạo nhà trường trung học cơ sở dân tộc nội trú hiện nay.

Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức giáo dục truyền thống

văn hóa dân tộc tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú được đánh giá ở mức độ mức độ rất khả thi (14 ý kiến), khả thi (18 ý kiến) và 0 ý kiến cho là không khả thi. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều thành phần xã hội nên địi hỏi có sự kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc.

Như vậy, trong 6 biện pháp đề xuất để quản lí hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú thì 1 biện pháp được đánh giá cao hơn cả về mức độ khả thi là biện pháp 1. Tuy nhiên để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú thì cần thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp nêu trên

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên những định hướng và nguyên tắc, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là:

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở dân tộc nội trú;

Phối hợp lực lượng giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú;

Tổ chức xây dựng và hồn thiện cơ chế quản lí phối hợp giữa các lực lượng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại trường THCS dân tộc nội trú

Tổ chức lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh gắn liền với các ngày lễ hội, các sự kiện văn hóa truyền thống của các

dân tộc thiểu số.

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại trường THCS dân tộc nội trú; và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và kĩ năng giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên.

Qua việc xin ý kiến của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên phụ trách các bộ môn THCS dân tộc nội trú về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, các ý kiến cơ bản đã nhất trí và khẳng định 6 biện pháp là cần thiết và khả thi trong cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Như vậy, với các biện pháp nêu trên, nếu được thực hiện tích cực, đồng bộ chắc chắn việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS dân tộc nội trú sẽ thu được nhiều kết quả thiết thực, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 112 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)