Mục tiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho họcsinh các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục tiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho họcsinh các

sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Theo Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, trong Giá trị truyền

thống trước những thách thức của tồn cầu hố, giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc cho học sinh có mục tiêu:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn truyền thống văn hóa của dân tộc trên q hương mình.

- Hình thành và phát triển ở HS các kỷ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn truyền thống văn hóa của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này.

- Giáo dục truyền thống văn hóa, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành cho học sinh phẩm chất, tâm hồn, tình cảm trong sáng, cao đẹp, u thương, gắn bó với cộng đồng.[5]

Trong nhà trường THCS DTNT, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc góp phần phát triển ở học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hóa, đáp ứng cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc miền núi. Mục tiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trường THCS DTNT còn phải phù hợp với từng khối lớp ở trong trường như sau:

+ Đối với học sinh khối 6: Học sinh mới xa gia đình lên sống tập thể

trong khu nội trú nên cần phải biết vâng lời thầy cô giáo, biết tham gia các phong trào do nhà trường tổ chức. Thực hiện tốt nội qui, qui chế của trường đề ra.

+ Đối với học sinh lớp 7: Học sinh biết kính trọng ơng, bà, cha, mẹ. Kính trọng thầy cơ giáo, u mến bạn bè trong lớp, trong trường từng bước tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trên địa phương mình.

+ Đối với học sinh khối 8: Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tơn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa dân tộc. Rèn luyện hành vi ứng xử có văn hóa trong giao tiếp. Tơn trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc (lưu ý tơn trọng ngơn ngữ, chữ viết và những truyền thống văn hóa dân tộc).

+ Đối với khối 9: Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tơn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc. Cương quyết đấu tranh với những biểu hiện của văn hóa ngoại lai. Hiểu được một số bản sắc văn hóa của dân tộc và trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.

Mục tiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nói riêng cũng như giáo dục nói chung là ảnh hưởng đến nâng cao nhận thức các giá trị truyền thống của dân tộc để từ đó nâng cao nhận thức tồn diện cho học sinh.

1.3.3. Nội dung của cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

cho học sinh trong nhà trường”, đã nêu nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trường THCS DTNT gồm những vấn đề sau:

- Giáo dục học sinh truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và đường lối chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.

- Tổ chức đời sống nội trú văn minh, tiến bộ với truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam.

- Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về truyền thống văn hóa của các dân tộc trên quê hương mình.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham gia du lịch, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và khuyến khích học sinh tự hiểu, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh [18, tr 213-224.]

Tác giả Phạm Minh Hạc (2002), trong Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, đã nêu: Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của

cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc, từng bước hình thành ở học sinh lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam [10].

Tác giả Bùi Thị Kiều Thơ, trong bài báo “Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường Phổ thông dân tộc nội trú với vai trị bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số” đã nêu các nhiệm vụ giáo dục văn hóa trong nhà trường PTDTNT:

Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lịng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục lối ứng xử văn hóa trong mơi trường học tập và sinh hoạt (hòa hợp, thân thiện) cho học sinh.

- Tạo dựng môi trường học tập và sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc. Tổ chức đời sống nội trú văn minh, tiến bộ phù hợp với truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc.

- Giáo dục văn hóa dân tộc để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa và truyền thống dân tộc [21].

Trong cơng tác giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh, nhà trường vận dụng nét văn hóa kiến trúc trong xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, cách bài trí, sắp xếp các chỗ ăn, ở, ngủ, nghỉ của các dân tộc thiểu số vào cách bài trí sắp xếp chỗ ở của học sinh tạo nên sự thân thiện và gần gũi. Sử dụng một số vật liệu, vật phẩm văn hóa dân tộc để trang trí, trưng bày, phối cảnh hình thành nét đẹp thẩm mỹ và đậm đà bản sắc với môi trường xung quanh.

Các thành tựu thuộc văn minh vật chất: Các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ, công cụ sản xuất, hàng thổ cẩm, đồ gốm sứ của các dân tộc thiểu số; ngăn chặn việc thất thoát, hư hại các di vật, cổ vật quý của các dân tộc còn đang tiềm ẩn trong cộng đồng. Các thành tựu văn hoá của nhận thức, bao gồm:

Các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc.

Các luật tục, quy ước của dân tộc thiểu số và quy định của pháp luật về giữ gìn văn hóa dân tộc truyền thống.

Các thành tựu của văn hoá ứng xử, bao gồm:

+ Các thang giá trị trong ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với môi trường xã hội.

Văn hóa tổ chức đời sống, bao gồm: + Lễ hội truyền thống của dân tộc. + Văn hóa ẩm thực của dân tộc.

+ Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trị chơi dân gian. Tiếng nói, chữ viết và nghề thủ cơng truyền thống của dân tộc.

1.3.4. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

1.3.4.1. Phương pháp giáo dục

Để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT có tính hiệu quả cao cần phải có các phương pháp:

- Phương pháp tích hợp đối với các mơn học đặc biệt là các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục cơng dân.

- Phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc trong hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT đạt kết quả tốt ở tỉnh Đắk Nông, nhà trường cần kiến nghị với Sở giáo dục và Đào tạo nên mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở Tỉnh đặc biệt là về văn hóa người M’Nơng, Hoa. Biên soạn các bài giảng và chuyển giao cho các giáo viên chuyên trách.

- Mời các chuyên gia, nghệ nhân hoặc các nhà văn hóa am hiểu về văn hóa dân tộc của người M’Nơng, Hoa về nói chuyện trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa.

- Phương pháp thực hành: truyền dạy đánh cồng chiêng, cho học sinh sưu tầm biên soạn bài giới thiệu về lễ hội cồng chiêng của dân tộc mình, của bn làng mình sinh sống.

Cho học sinh thăm quan bảo tàng văn hóa dân tộc tỉnh và tham dự các lễ hội dân gian của địa phương, của buôn làng gần địa điểm trường.

Tổ chức cho học sinh tập những điệu múa đơn giản, liên quan đến lễ hội của dân tộc M’Nông, Hoa.

1.3.4.2. Hình thức tổ chức giáo dục

Để tổ chức tốt giáo dục TTVHDT, ngoài việc phải nắm vững các nội dung đã nêu trên còn cần nắm được và đề xuất cách thức thực hiện giáo dục TTVHDT trong nhà trường. Hiện nay có một số cách thực hiện đã được nhiều trường THCS DTNT vận dụng đem lại hiệu quả trong việc giáo dục TTVHDT và giáo dục tồn diện cho học sinh là: Lồng ghép, tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc vào một số mơn học phù hợp và hoạt động ngồi giờ lên lớp; tổ chức các cuộc thi, tham gia hội thi văn hóa thể thao các dân tộc, hội thi văn hóa, thể thao các trường THCS DTNT ( Hoạt động ngoại khóa); giáo dục văn hóa dân tộc gắn liền với phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực ( tổ chức tìm hiểu và chơi các trị chơi dân gian, sử dụng nhạc cụ dân tộc, học hát dân ca và các điệu múa dân tộc,…); xã hội hóa trong giáo dục TTVHDT thơng qua việc mời các nghệ nhân hoặc trường Văn hóa nghệ thuật tổ chức dạy các bài hát dân ca, các điệu múa dân tộc và xây dựng các tiết mục văn nghệ điển hình.

Để làm tốt cơng việc này, ngành giáo dục, thông qua nhà trường, có vai trị quan trọng trong việc giáo dục ý thức cho học sinh về việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng, với các con đường và hình thức cơ bản khác nhau, đó là:

Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong các trường trung học cơ sở được thực hiện thơng qua việc tích hợp trong các mơn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân

Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc thơng qua tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng;

Khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc,

Tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ cồng chiêng...),

Tổ chức hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc,

Trưng bày bản sắc văn hóa của các dân tộc,

Tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian, mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa cho học sinh...

Để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường trung học cơ sở ngoài việc thực hiện các giải pháp như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc; đổi mới nội dung phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động này thì mỗi nhà trường cần phải chú trọng xây dựng truyền thống nhà trường và phát huy sự tham gia của các lực lượng xã hội trong giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cụ thể như sau:

Xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, có trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, có trách nhiệm với việc giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh.

Liên kết, phối hợp với cơ quan chun mơn như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban dân tộc của Tỉnh, Phịng Văn hóa và Thơng tin của huyện, các tổ chức, cá nhân để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục văn

hóa dân tộc cho học sinh.

Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc thơng qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, già làng, người có uy tín trong cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh của nhà trường.

Xây dựng nếp sống văn hóa trong trường trung học sơ sở theo nét đẹp phong tục tập quán của các dân tộc (trang phục, giao tiếp, ứng xử…).

Xây dựng phòng truyền thống nhà trường, thư viện văn hóa để trưng bày, lưu giữ, quảng bá các sản phẩm văn hóa dân tộc do học sinh sưu tầm, hoặc sáng tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài và kịp thời của các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc.

Giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh là nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trường trung học cơ sở. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển tồn diện. Vì vậy các nhà trường cần quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt độngk này nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia.

1.3.5. Lực lượng tham gia công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 hướng dẫn thực hiện

Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, nêu lực lượng tham gia công tác giáo

dục gồm:

Lực lượng trong nhà trường: Ban giám hiệu báo cáo kế hoạch trước Chi bộ và thông qua liên tịch bàn bạc dân chủ và thống nhất trong hội đồng giáo dục. Tiến hành thành lập ban chỉ đạo chung cho giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Bí thư chi đồn, Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp và giáo viên bộ môn Ngữ văn, lịch sử,

địa lý, giáo dục cơng dân.

Lực lượng ngồi nhà trường: Một số thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh và một số người có tâm huyết như cán bộ tuyên giáo, cán bộ thông tin bảo tàng, già làng, nghệ nhân cồng chiêng [2].

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá công tác công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá công tác cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục, việc hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra. Mục đích của kiểm tra, đánh giá nhằm xem xét những việc thực hiện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)