Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 33 - 36)

- Giáo dục họcsinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt

1.3.4. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân

1.3.4.1. Phương pháp giáo dục

Để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT có tính hiệu quả cao cần phải có các phương pháp:

- Phương pháp tích hợp đối với các mơn học đặc biệt là các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

- Phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc trong hoạt động ngồi giờ lên lớp. Để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT đạt kết quả tốt ở tỉnh Đắk Nông, nhà trường cần kiến nghị với Sở giáo dục và Đào tạo nên mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở Tỉnh đặc biệt là về văn hóa người M’Nơng, Hoa. Biên soạn các bài giảng và chuyển giao cho các giáo viên chuyên trách.

- Mời các chuyên gia, nghệ nhân hoặc các nhà văn hóa am hiểu về văn hóa dân tộc của người M’Nơng, Hoa về nói chuyện trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa.

- Phương pháp thực hành: truyền dạy đánh cồng chiêng, cho học sinh sưu tầm biên soạn bài giới thiệu về lễ hội cồng chiêng của dân tộc mình, của bn làng mình sinh sống.

Cho học sinh thăm quan bảo tàng văn hóa dân tộc tỉnh và tham dự các lễ hội dân gian của địa phương, của buôn làng gần địa điểm trường.

Tổ chức cho học sinh tập những điệu múa đơn giản, liên quan đến lễ hội của dân tộc M’Nông, Hoa.

1.3.4.2. Hình thức tổ chức giáo dục

Để tổ chức tốt giáo dục TTVHDT, ngoài việc phải nắm vững các nội dung đã nêu trên còn cần nắm được và đề xuất cách thức thực hiện giáo dục TTVHDT trong nhà trường. Hiện nay có một số cách thực hiện đã được nhiều trường THCS DTNT vận dụng đem lại hiệu quả trong việc giáo dục TTVHDT và giáo dục tồn diện cho học sinh là: Lồng ghép, tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc vào một số mơn học phù hợp và hoạt động ngồi giờ lên lớp; tổ chức các cuộc thi, tham gia hội thi văn hóa thể thao các dân tộc, hội thi văn hóa, thể thao các trường THCS DTNT ( Hoạt động ngoại khóa); giáo dục văn hóa dân tộc gắn liền với phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực ( tổ chức tìm hiểu và chơi các trò chơi dân gian, sử dụng nhạc cụ dân tộc, học hát dân ca và các điệu múa dân tộc,…); xã hội hóa trong giáo dục TTVHDT thơng qua việc mời các nghệ nhân hoặc trường Văn hóa nghệ thuật tổ chức dạy các bài hát dân ca, các điệu múa dân tộc và xây dựng các tiết mục văn nghệ điển hình.

Để làm tốt cơng việc này, ngành giáo dục, thơng qua nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức cho học sinh về việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng, với các con đường và hình thức cơ bản khác nhau, đó là:

Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong các trường trung học cơ sở được thực hiện thơng qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân

Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc thơng qua tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng;

Khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc,

Tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ cồng chiêng...),

Tổ chức hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc,

Trưng bày bản sắc văn hóa của các dân tộc,

Tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian, mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa cho học sinh...

Để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường trung học cơ sở ngoài việc thực hiện các giải pháp như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc; đổi mới nội dung phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động này thì mỗi nhà trường cần phải chú trọng xây dựng truyền thống nhà trường và phát huy sự tham gia của các lực lượng xã hội trong giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cụ thể như sau:

Xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, có trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, có trách nhiệm với việc giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh.

Liên kết, phối hợp với cơ quan chun mơn như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban dân tộc của Tỉnh, Phịng Văn hóa và Thơng tin của huyện, các tổ chức, cá nhân để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục văn

hóa dân tộc cho học sinh.

Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc thơng qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, già làng, người có uy tín trong cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh của nhà trường.

Xây dựng nếp sống văn hóa trong trường trung học sơ sở theo nét đẹp phong tục tập quán của các dân tộc (trang phục, giao tiếp, ứng xử…).

Xây dựng phòng truyền thống nhà trường, thư viện văn hóa để trưng bày, lưu giữ, quảng bá các sản phẩm văn hóa dân tộc do học sinh sưu tầm, hoặc sáng tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài và kịp thời của các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc.

Giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh là nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trường trung học cơ sở. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển tồn diện. Vì vậy các nhà trường cần quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt độngk này nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia.

1.3.5. Lực lượng tham gia công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)