Các biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 87)

2.3.3.2 .Về quản lý kế hoạch giáo dục truyền thống văn hoá

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục truyền thống văn lượng giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và nhận thức về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nơng có vai trị rất quan trọng, là sự khởi đầu hiệu quả cho những hoạt động đạt hiệu quả trong hoạt động này. Do đó, tổ chức nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ các bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện và Ban Giám hiệu các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông để thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.

b. Nội dung của biện pháp

Triển khai và nâng cao các hoạt động tuyên truyền, vận động đổi mới trong toàn xã hội về vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS, góp phần nâng cao tri thức, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Theo đó, cần tăng cường phối hợp với các cơ quan của địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển giáo dục dân tộc và tuyên truyền về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú để có được sự thống nhất từ nhận thức đến hành động của lãnh đạo các cấp và người dân quan tâm, nâng cao ý thức học tập, thúc đẩy sự phát triển giáo dục dân tộc nói chung dân tộc thiểu số miền núi rói riêng.

Hiệu trưởng chủ động học tập, nâng cao hiểu biết, thấm nhuần chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định, quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo, các chỉ đạo của Sở về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. Có thái độ nghiêm túc trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo của tập thể giáo viên, học sinh đối với công tác này.

Hiệu trưởng tác động vào các lực lượng giáo dục, đặc biệt là giáo viên nhằm thống nhất quan niệm, đặc biệt thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá học sinh trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

Hiệu trưởng tác động vào PHHS để giúp PHHS hiểu rằng việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy cơ giáo mà gia đình, chính quyền địa phương đến Đồn Thanh niên, Cơng an địa phương....đóng vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho các em.

Hiệu trưởng tác động vào các lực lượng xã hội ngoài trường trung học cơ sở dân tộc nội trú nhằm nâng cao hiểu biết cho các lực lượng xã hội về các quan niệm giáo dục, đặc biệt là quan niệm về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú ở tỉnh Đắk nông, các lực lượng này phải kể đến là người có chức sắc trong làng, già làng, các nghệ nhân, cha mẹ học sinh,…

Như vậy, nội dung của biện pháp là cần làm cho mọi người, mọi lực lượng (người có chức sắc trong làng, già làng, các nghệ nhân, cán bộ Đồn, tổ trưởng chun mơn các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú …) hiểu được vai trị của truyền thống văn hóa dân tộc trong việc phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức các hội nghị, các khoá tập huấn nhằm trang bị kiến thức về công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho cán bộ quản lí, cho giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ mơn đến đồn thể địa phương đặc biệt cơng an, Đồn thanh niên địa phương....

Tư vấn cho các tổ chức xã hội phân công một người đại diện phụ trách công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nói chung, học sinh trường trung học cơ sở dân tộc nội trú nói riêng. Các bộ phận được giao trách nhiệm cần có sự tìm hiểu kĩ về các vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, có sự quan tâm sát sao, có khả năng lan tỏa tinh thần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đối với các lực lượng xã hội như: người có chức sắc trong làng, già làng, các nghệ nhân, cha mẹ học sinh,… .

Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và các đoàn thể trong nhà trường trung học cơ sở dân tộc nội trú thông qua các phong trào thi đua và các hội thi gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc thiểu số qua các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp

trong vùng.

Phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ lớn trong năm.

Tổ chức các Lễ, Hội chu đáo, trang trọng và ấn tượng để nhen lên trong các em những tình cảm gắn bó, u thương với trường, với lớp, với gia đình, thầy cơ và bạn bè, với truyền thống văn hóa dân tộc của mình...

Tổ chức cho các thầy cô, học sinh và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đối với học sinh.

Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường trung học cơ sở dân tộc nội trú và gia đình, ngồi việc thơng báo tình hình học tập, ý thức kỉ luật của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú cần nhắc nhở gia đình về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tránh những hiện tượng người lớn luôn yêu cầu con em mình cư xử như những người trưởng thành (đây là điều khó có thể thực hiện vì các em cần được sống đúng là các em với lứa tuổi hồn nhiên của mình).

Ban giám hiệu các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú có sự đầu tư thích đáng vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đối với để thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, đảm bảo tính đồng bộ, ổn định và tính tập trung dân chủ, kỷ luật cao.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có sự nhiệt tình ủng hộ, sự cố gắng nỗ lực của tập thể các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú trên địa bàn, đặc biệt là Bí thư Đồn Thanh niên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các lớp 6, 7, 8 và 9.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên, các lực lượng trong và ngoài trường trung học cơ sở dân tộc nội trú phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt

động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các chủ trương, biện pháp và hành động cụ thể, thiết thực nhằm đạt tới mục đích cuối cùng là đào tạo con người Việt Nam mới phù hợp với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế tồn cầu hố của thế giới.

Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tập hợp, xây dựng văn bản giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc triển khai đến lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.

Hiệu trưởng chuẩn bị và dự kiến các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, hội thảo giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường.

3.2.2. Tăng cường quản lý mục tiêu, chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh truyền thống văn hóa cho học sinh

a. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Mỗi thành viên nhà trường cần nắm được mục tiêu cơ bản của giáo dục truyền thống; mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó xây dựng được mục tiêu giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh và thực hiện tốt mục tiêu đó.

Xây dựng được nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dựa trên đặc thù của địa phương. Bởi vì đặc trưng của giáo dục văn hóa truyền thống là mang tính địa phương. Mơi trường địa phương chính là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện học tập của lĩnh vực giáo dục này. Do đó, xây dựng nội dung giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú phải có nét riêng biệt, gắn liền với thực tiễn.

b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa là quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả giảng dạy và giáo dục giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc cho HS.

Mục tiêu cơ bản của giáo dục truyền thống là giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất truyền thống văn hóa từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn, trang bị những kỹ năng giáo dục truyền thống một cách hiệu quả hơn.

Từ mục tiêu quản lý và mục tiêu cơ bản của giáo dục truyền thống, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường, đặc điểm vùng miền của từng địa phương mà Hiệu trưởng xây dựng mục tiêu giáo dục truyền thống cho học sinh. Mục tiêu này có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng.

Khi xây dựng mục tiêu, hiệu trưởng cần đảm bảo các yếu tố sau: Đảm bảo mục tiêu cơ bản về giáo dục truyền thống.

Đảm bảo mục tiêu chung về giáo dục truyền thống cho học sinh trung học cơ sở.

Phù hợp với đối tượng học sinh các trường trên địa bàn với đặc điểm tình hình của địa phương.

Như vậy, có thể xây dựng mục tiêu giáo dục truyền thống cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú như sau:

Về kiến thức: Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết các thành truyền thống vắn hóa và quan hệ giữa chúng; Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của văn hóa; giáo dục truyền thống; Biện pháp giáo dục gìn giữ truyền thống.

Về thái độ, tình cảm: Học sinh có thái độ ứng xử đúng đắn với văn hóa truyền thống như: gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước; sống hoà hợp, gần gũi…

Về kỹ năng, hành vi: Học sinh bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với lứa tuổi (hoạt động bảo vệ, gìn giữ truyền thống địa phương); có kỹ năng phát hiện các vấn đề về văn hóa; tuyên truyền, vận động gia đình, nhà trường và cộng đồng thực hiện gìn giữ văn hóa

truyền thống. Mục tiêu xây dựng có thể lồng vào kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống của năm học.

Việc địa phương hố trong giáo dục văn hóa truyền thống phù hợp với quy luật giáo dục học sinh. Muốn tạo một đứa trẻ có tình u thương nhân loại trước hết nó phải biết yêu thương những người thân trong gia đình, tiếp theo là những người gần gũi và sau đó là những người khác trong cộng đồng xã hội. Để một học sinh có những hành vi tốt trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống thì trước hết các em phải có ý thức, thái độ và những hành vi tốt đối với việc bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hóa ở lớp học, trong nhà trường, gia đình và rộng hơn là nơi làng xóm, phố phường, quê hương rồi sau đó đến phạm vi đất nước mình và rộng hơn nữa là phạm vi địa cầu.

Việc biên soạn nội dung thực hành giáo dục văn hóa truyền thống ngồi giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú cần gắn với các vấn đề thực tiễn của địa phương. Cần xác định các nội dung giáo dục qua hoạt động GDNGLL;

Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống được biên soạn cần đảm bảo các ngun tắc:

Các nội dung thực tiễn phải có tính hệ thống, tránh sự trùng lặp, thích hợp với đối tượng học sinh.

Các kiến thức hoạt động GDNGLL phải phản ánh được tình hình bảo vệ, gìn giữ giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương.

Hằng năm, Hiệu trưởng giao cho Phó Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt để giáo viên củng cố lại nội dung giáo dục văn hóa truyền thống và biên soạn nội dung giáo dục văn hóa truyền thống địa phương, giáo dục văn hóa truyền thống NGLL theo kế hoạch của nhà trường. Nội dung giáo dục được biên soạn ở tổ chuyên môn phải được hiệu trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện đồng đều. Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng triển khai thực hiện cho tất cả giáo viên và cần xem đây là hoạt động thường niên.

Ngồi việc dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục văn hóa truyền thống trong chương trình, Hiệu trưởng giao cho phó hiệu trưởng triển khai các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học giáo dục văn hóa truyền thống ngồi giờ lên lớp. Kế hoạch này là công cụ giúp giáo viên thực hiện tốt các nội dung giáo dục lồng ghép, giáo viên không bị quên khi dạy học. Từ đó cũng thuận lợi cho việc chỉ đạo thực hiện và tạo điều kiện để giáo viên có thể dễ dàng, chủ động khai thác nội dung giáo dục văn hóa truyền thống trong bộ mơn của mình.

Xuyên suốt trong năm học, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung giáo dục văn hóa truyền thống của giáo viên. Có thể kiểm tra thơng qua việc dự giờ, nói chuyện trao đổi với học sinh về những nội dung mà các em đã học, kiểm tra giáo án, kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn,…để kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong việc thực hiện nội dung giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh.

Sau mỗi học kì hoặc cuối năm học, Phó Hiệu trưởng tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện, điều chỉnh nội dung giáo dục văn hóa truyền thống địa nghiệm việc thực hiện, điều chỉnh nội dung giáo dục văn hóa truyền thống địa phương cho phù hợp.

Yêu cầu của biện pháp: Bản thân người hiệu trưởng cần nắm vững nội dung giáo dục văn hóa truyền thống bao gồm nội dung giáo dục văn hóa truyền thống qua việc tích hợp vào các mơn học và nội dung giáo dục văn hóa truyền thống qua các hoạt động GDNGLL. Trong kế hoạch triển khai thực hiện giáo dục văn hóa truyền thống của năm học cần thể hiện rõ nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục gắn với địa phương. Hiệu trưởng cần trực tiếp tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện giáo dục văn hóa truyền thống.

3.2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

a. Mục tiêu của biện pháp

dục theo kế hoạch nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra. Kế hoạch hố giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú cho học sinh là làm cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được tổ chức một cách có kế hoạch.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)