Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 51 - 53)

- Giáo dục họcsinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí giáo dục truyền thống văn hóa

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở phụ thuộc nhiều vào năng lực quản lí của đội ngũ lãnh đạo nhà trường. Năng lực tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú cho học sinh của lãnh đạo nhà trường thể hiện ở việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, giám sát, kiểm tra và phối kết hợp với các lực lượng của địa phương trong giáo. Vì vậy, lãnh đạo trường trung học cơ sở cần được đào tạo về trình độ chun mơn và kĩ năng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Nhận thức và năng lực tự thân của cán bộ quản lí tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở về tự bồi dưỡng hoặc tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng Yếu tố nhận thức và hành động ln có mối quan hệ biện chứng gắn kết với nhau trong mọi hoạt động, trong đó nhận thức đúng thì hành động đúng. Để phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú cho học sinh trung học cơ sở có hiệu quả, trước hết mỗi cán bộ quản lí phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và giáo dục dân tộc nói riêng. Cùng với yêu cầu nhận thức nêu trên, năng lực tự thân của cán bộ quản lí tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nội trú cho học sinh trung học cơ sở về tự bồi dưỡng hoặc tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố mang tính nội lực góp phần quyết định đến phát triển chính bản thân họ; bởi vì trong các yếu tố tác động đến sự trưởng thành (phát triển) của mỗi con người có yếu tố khách quan và chủ quan của mỗi con người đó.

Tiểu kết chƣơng 1

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở được hiểu là những tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể giáo dục (hiệu trưởng và các chủ thể khác) đến đối tượng giáo dục (học sinh) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực giáo dục của nhà trường, của cộng đồng và xã

hội để đưa hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đến mục tiêu bồi dưỡng cho thế hệ sau những giá trị văn hóa (vật chất và tinh thần, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ...) của một dân tộc trong đời sống văn hóa xã hội của chính dân tộc đó trong điều kiện mơi trường ln biến động.

Nội dung tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở bao gồm: Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục dựa trên sự phối hợp giữa nhà trường với lực lượng giáo dục; Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục dựa trên sự phối hợp giữa nhà trường với lực lượng giáo dục để tổ chức; Chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục cho học sinh dựa trên sự phối hợp giữa nhà trường với lực lượng giáo dục để tổ chức; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục dựa trên sự tư vấn thúc đẩy việc phối hợp giữa nhà trường với lực lượng giáo dục. Đồng thời, luận văn cũng chỉ rõ, tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phụ thuộc vào việc quản lý phối hợp của trường trung học cơ sở với các lực lượng trong và ngoài nhà trường gồm: nhà trường - gia đình - xã hội tham gia vào xây dựng môi trường giáo học sinh.

Quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú cho học sinh đó là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục giúp học sinh nhận thức đúng về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước. Nếu khai thác và tận dụng được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn và làm vơ hiệu hố những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRƯ TỈNH ĐẮK NƠNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)