Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 78)

2.3.3.2 .Về quản lý kế hoạch giáo dục truyền thống văn hoá

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Ưu điểm

Đa số cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh... tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn có nhận thức đúng đắn về vai trị vị trí của cơng tác giáo dục truyền thống giáo dục truyền thống văn hoá cho họcsinh trong q trình giáo dục tồn diện cho học sinh. Qua khảo sát chúng ta nhận thấy đa phần cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cơ bản đã nhận thức đúng về mục tiêu và các nội dung giáo dục truyền thống giáo dục truyền thống văn hoá.

Bên cạnh nâng cao nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn và các đồn thể trong trường, nhà trường tiếp tục triển khai kế hoạch giáo dục truyền thống giáo dục truyền thống văn hoá cho học sinh thường kỳ từ cán

bộ đến các lực lượng để họ quán triệt tốt nội dung, chương trình, chỉ đạo học sinh tham gia hoạt động do nhà trường đề ra một cách có hiệu quả và tương đối đều đặn. Nhà trường đã có những phương pháp rất tích cực như thông qua hoạt động dạy và học các mơn trong chương trình, thơng qua hoạt động giáo dục của học sinh giúp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống giáo dục truyền thống văn hoá cho học sinh. Sự chỉ đạo và phối hợp giữa các lượng cơ bản trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng này trong việc nâng cao hiệu công tác giáo dục truyền thống giáo dục truyền thống văn hoá cho học sinh đã được thực hiện tương đối hiệu quả.

2.4.2. Bất cập, hạn chế

Thực tế công tác giáo dục truyền thống giáo dục truyền thống văn hoá cho học sinh tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú còn nhiều bất cập. Nhà trường chủ yếu quan tâm đến hoạt động dạy văn hóa mà chưa coi trọng đúng mức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Nhận thức về mục tiêu giáo dục, nội dung và các biện pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh đã được các bậc cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường bước đầu quan tâm, song sự phối hợp giáo dục giữa các lực lượng này còn lỏng lẻo (mới chỉ dừng ở các cuộc họp cha mẹ học sinh hàng năm).

Các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của các trường nhìn chung vẫn cịn nghèo nàn, phương pháp vẫn còn đơn điệu chỉ tập trung vào những phương pháp hành chính đơn thuần cho nên hiệu quả giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh chưa được như mong muốn.

Cơng tác kế hoạch hóa và triển khai giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc kế hoạch vẫn chỉ mang tính thời vụ, tập trung vào từng thời điểm trong năm học hoặc kết hợp với các hoạt động khác. Việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường trung học cơ sở dân tộc vẫn chưa thực sự được coi trọng ở cả quá trình lập kế hoạch, triển khai lẫn chỉ đạo và phối hợp lẫn kiểm tra đánh giá. Việc đánh

giá kiểm tra, khen thưởng kỷ luật về cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh vẫn còn hạn chế nhiều về hiệu quả, chưa huy động, động viên khuyến khích được các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh và bản thân học sinh cũng chưa tích cực tham gia vào q trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho bản thân; chưa thấy hết vai trị, vị trí của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Rõ ràng, cơng tác quản lí giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh cần được tiến hành một cách bài bản hơn mới có thể đem lại hiệu quả cao.

2.4.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thị trường, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, song phía sau nó cũng có những tác động khơng nhỏ ảnh hưởng xấu đến xã hội, nhất là văn hóa, giáo dục.

Thiếu sự định hướng, chỉ đạo từ những văn bản pháp quy cụ thể, rõ ràng cho công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. Sự du nhập của nhiều yếu tố trong đó có văn hóa đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc học sinh tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo nhiều hệ lụy, sự lan truyền của những văn hóa khơng lành mạnh, sự vơ cảm đơi khi cũng bắt nguồn từ đây.

b. Nguyên nhân chủ quan

Do ý thức của bản thân học sinh về vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc khơng đầy đủ. Các em nhận thức chưa đúng, chưa đủ về tầm quan trọng và vai trò của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Sự tham gia của các em vào các hoạt động giáo đôi khi còn hạn chế và miễn cưỡng. Điều này tạo nên những khó khăn trong q trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú.

Công tác tổ chức , quản lí, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của hiệu trưởng nhà trường cịn hạn chế và thiếu sót, chưa được quan tâm đúng mức. Sự phát huy sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong nhà trường còn nhiều hạn chế, sự phối hợp với các lực lượng ngồi nhà trường chưa hiệu quả nhiều khi cịn bị xem nhẹ. Vì thế chưa phát huy hiệu quả của sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, có lúc nhà trường rơi vào thế đơn độc. Vẫn cịn có những cán bộ, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các nhà trường trung học cơ sở dân tộc nội trú.

Tiểu kết chƣơng 2

Thông qua việc tổ chức khảo sát nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã tạo dựng bức tranh thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và quản lí hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú. Luận văn cũng đã nhận xét, đánh giá tập trung chỉ rõ những kết quả, hạn chế; nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú: Hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh được các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú rất quan tâm; triển khai thực hiện công tác quản lý với nội dung bảo tồn văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa thực hiện thường xuyên, nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc chưa nhiều; phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức cịn chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các em học sinh. Kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú cịn hạn chế, mang tính chủ quan của cá nhân cán bộ quản lí, nhiều loại kế hoạch cần xây dựng đầu năm học nên việc tập trung thực hiện các quy trình của việc lập kế hoạch đánh giá

chưa tốt; giữa các lực lượng trong nhà trường chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo,... Những hạn chế này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú trong bối cảnh hiện nay. Kết quả phân tích thực trạng và phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là cơ sở thực tiễn xác thực cho đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục ở chương 3.

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRƯ TỈNH ĐẮK NƠNG

3.1. Định hƣớng đề xuất công tác quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Quan điểm chủ trương của Sở, của Phòng và của nhà trường về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT là nhiệm vụ chung của tồn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trị quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tơn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.

Hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong các trường Phổ thông dân tộc nội trú giữ vai trị vơ cùng quan trọng; là nơi cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình, hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này; Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù

trong trường PTDTNT, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.

Giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh là nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trường PTDTNT. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống VHDT sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Vì vậy các nhà trường cần quan tâm đổi mới cơng tác quản lý, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động này nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia.

3.1.2. Các nguyên tắc quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh cho học sinh

3.1.2.1. Đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nơng nằm trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, nên việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục phổ thơng. Điều đó có nghĩa là tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cũng phải lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục trung học cơ sở. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông không thể tách rời quản lý các hoạt động khác trong nhà trường. Tính hệ thống địi hỏi tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú khơng chỉ tập trung ở một khối lớp mà nó bao gồm cả bốn khối 6, 7, 8, 9. Mặt khác, tính hệ thống cịn thể hiện ở chỗ các biện pháp được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các biện pháp đề xuất còn liên quan đến cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường, từ Ban giám hiệu, Tổ trưởng Tổ bộ mơn, Cơng đồn, Đồn thanh niên và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

3.1.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Để đảm bảo tính thực tiễn và khả thi của biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông, khi xây dựng mỗi biện pháp cần chỉ ra các việc cần làm, nội dung và cách tiến hành các công việc một cách cụ thể sao cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội,… có thể hiểu và thực hiện được. Các biện pháp được thiết kế sao cho phù hợp với trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội,… điều kiện kinh tế - xã hội và các nguồn lực khác của nhà trường và địa phương. Ngoài yêu cầu trên, các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nơng cũng phải có tính phổ qt, nghĩa là nó có thể áp dụng được trong các trường trung học cơ sở có hồn cảnh và điều kiện tương tự các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nơng và nhờ đó cũng mang lại hiệu quả tương tự. Do vậy, trên cơ sở lí luận chung về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, từ thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông, phải đề xuất được những biện pháp có tính khái quát cao, phản ánh được tính quy luật chung của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

3.1.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thơng nói chung và học sinh trường trung học cơ sở nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và các cơng trình nghiên cứu quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh Trường trung học cơ sở, đã có nhiều biện pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có những biện pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất biện pháp mới cho tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nơng, cần có sự kế thừa những biện pháp về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nơng áp dụng thơng qua đó tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và phát triển thêm sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mơ hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời, kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở trước đó, tiếp tục xây dựng một số biện pháp tổ chức giáo dục cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

3.1.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả và định hướng sử dụng

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Đắk Nông phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm tâm sinh lý của độ tuổi. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục. Các biện pháp đưa ra cần phải được định hướng mục tiêu một cách rõ ràng, mỗi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh đắk nông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)