Nội dung cơ bản trong học thuyết kinh tế của W.Petty

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 34 - 36)

3.1.1.2 .Thời kỳ quá độ từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa

3.2. Kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh

3.2.2.2 Nội dung cơ bản trong học thuyết kinh tế của W.Petty

a. Lý luận về giá trị lao động

Trong tác phẩm “bàn về thuế khóa và lệ phí W.Petty đã nghiên cứu giá cả. Ông chia làm 2 loại: giá cả chính trị (giá cả thị trƣờng) và giá cả tự nhiên (tức giá trị) theo ông giá cả chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên nên khó xác định.

Vậy giá cả tự nhiên là gì? Ơng cho rằng với một thời gian lao động khi khai thác đƣợc 1 ounce bạc và cũng thời gian đó sản xuất đƣợc 1 barrel lúa mỳ là cơ sở để so sánh giá trị của chúng. Nhƣ vậy giá cả của một barrel lúa mỳ bằng một ounce bạc. Nếu cùng một số lƣợng lao động nhƣ trên mà khai thác đƣợc 2 ounce bạc thì 1 barrel lúa mỳ trị giá bằng 2 ounce bạc.

Nhƣ vậy (theo K.Marx) về thực chất Petty đã xác định giá trị hàng hóa bằng số lƣợng lao động hao phí, Ngồi ra ơng cịn xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa giá trị và năng suất lao động (trong trƣờng hợp này giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc). Ngồi ra W.Petty cịn có ý định đặt vấn đề nghiên cứu lao động phức tạp và lao động giản đơn nhƣng khơng thành.

- Tóm lại : W.Petty là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết giá trị - lao động. Ông đã khẳng định lao động là cơ sở của giá cả tự nhiên, lao động sản xuất giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra của cải cho xã hội. Ông đã đƣa ra một nguyên lý nổi tiếng “lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải”

Tuy vậy lý luận giá trị - lao động của W.Petty còn chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng CNTT. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của các hàng hóa khác chỉ đƣợc xác định nhờ q trình trao đổi với bạc. Theo ơng giá trị của hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị của tiền tệ cũng nhƣ ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời. Hơn nữa ơng cịn mắc sai lầm là đã xác định giá trị của hàng hóa do hai yếu tố: lao động và tự nhiên tạo thành.

b. Lý luận về tiền tệ:

- Ông đã phê phán tƣ tƣởng của CNTT về tiền tệ. Ơng nói rằng: Tiền tệ khơng phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, nếu đánh giá quá cao tiền tệ là sai lầm.

- Ông nghiên cứu hai thứ kim loại giữ vai trò của tiền là vàng và bạc, xác định giá trị của chúng là do lao động bỏ vào việc khai thác ra chúng quyết định. Ông phê phán chế độ song bản vị lấy vàng và bạc là đơn vị tiền tệ và ủng hộ chế độ đơn bản vị. Ông chống lại việc phát hành tiền không đủ giá và cho rằng làm nhƣ vậy Nhà nƣớc khơng có lợi gì vì khi đó giá trị tiền tệ đã giảm xuống.

- Ông là ngƣời đầu tiên đƣa ra quy luật lƣu thơng tiền tệ mà nội dung của nó là số lƣợng tiền tệ cần thiết cho lƣu thông đƣợc xác định trên cơ sở số lƣợng hàng hóa và tốc độ chu chuyển của tiền tệ, ơng cịn chỉ ra sự ảnh hƣỏng của thời gian thanh toán

với số lƣợng tiền tệ cần thiết trong lƣu thông, thời hạn thanh toấn càng ngắn thì số lƣợng tiền tệ cần thiết cho lƣu thông càng nhiều.

c. Lý luận về tiền lương

Lý luận về tiền lƣơng của W.Petty đƣợc xây dựng trên cơ sowr lý luận giá trị - lao động. Ông coi lao động là hàng hóa và tiền lƣơng là giá cả tự nhiên của lao động.

- Petty xác định tiền lƣơng là khoản giá trị tƣ liệu sinh hoạt cần thiết nuôi sống ngƣời cơng nhân. Ơng cho rằng nếu tiền lƣơng cao thì cơng nhân thích uống rƣợu, hay bỏ việc, muốn cho cơng nhân làm việc phải có biện pháp hạ thấp tiền lƣơng tới mức tối thiểu nhất.

Nhƣ vậy, quan niệm của W.Petty về tiền lƣơng phản ánh trình độ phát triển ban đầu của CNTB. Lúc này sản xuất máy móc chƣa phát triển nên chƣa tạo ra đƣợc sự phụ thuộc hoàn toàn của lao động vào tƣ bản, giai cấp tƣ sản phải dựa vào Nhà nƣớc để duy trì mức lƣơng thấp.

- Petty cịn phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tiền lƣơng và giá cả lúa mỳ. Ông cho rằng tiền lƣơng tỷ lệ ngịch với giá cả lúa mỳ (giá trị tƣ liệu sinh hoạt). Mặc dù cịn có sai lầm nhƣng Petty đã nêu đƣợc cơ sở khoa học của tiền lƣơng là giá trị của các tƣ liệu sinh hoạt.

d. Lý luận về địa tô , lợi tức và giá cả ruộng đất.

W.Petty coi địa tô là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí sản xuất, mà chi phí này gồm chi phí về giống và tiền lƣơng. Khi phân tích về địa tơ ơng khơng trực tiếp nói đến sự bóc lột nhƣng ơng nói rằng: ngƣời cơng nhân chỉ nhận đƣợc một số lƣợng tiền lƣơng tối thiếu, phần còn lại là vốn và số chênh lệch vào túi địa chủ dƣới hình địa tơ thì chứng tỏ ơng thừa nhận nguồn gốc của địa tơ là do bóc lột .

K. Marx cho rằng W.Petty là ngƣời đầu tiên đã nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột đã dự đốn đúng đắn bản chất của giá trị thặng dƣ .

- W.Petty phân tích lợi tức gắn liền với địa tơ, theo ơng nếu có tiền có thể mang lại thu nhập bằng hai cách. Thứ nhất, là dùng tiền mua đất đai để thu địa tô. Thứ hai, là mang gửi vào ngân hàng để thu lợi tức. W.Petty coi lợi tức là tơ của tiền, nó lệ thuộc vào mức địa tơ (mà ngƣời ta có thể dùng tiền đó để mua đất), cũng có nghĩa là mức lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện sản xuất nông nghiệp.

- Vấn đề giá cả ruộng đất là một vấn đề phức tạp W.Petty đã cố gắng dùng lý luận giá trị - lao động để giải thích vấn đề này. Ông cho rằng bán ruộng đất là bán quyền thu tơ. Vì vậy, giá cả ruộng đất đo địa tơ quyết định. Ơng đƣa ra cơng thức tính giá cả ruộng đất là: giá cả ruộng đất = địa tô x 20

Con số 20 là ông dựa vào kinh nghiệm thống kê để xác định. Ơng giả định rằng một gia đình có 3 thế hệ. Con 7 tuổi, cha 27, ơng 47 tuổi, Họ cách nhau 20 tuổi và con

có thể tiếp tục chung sống với nhau 20 năm nữa, do đó ơng đã lấy số 20 để tính giá cả ruộng đất. Đây là điều khơng đúng.

Tóm lại, mặc dù các quan điểm của W.Petty còn chƣa thống nhất, đang chuyển dần từ CNTT sang KTCT TSCĐ nhƣng ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học kinh tế. Ông là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho lý luận giá trị .

Ông đã cố gắng dùng lý luận giá trị - lao động để xem xét các vấn đề kinh tế khác của XHTBCN. Các nhà KTCT họ sau này dù tán thành hay phản đối ông, đều lấy ông làm điểm xuất phát.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)