CHƢƠNG 7 : CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƢ SẢN HIỆN ĐẠI
7.7. Sự xuất hiện và đặc điểm phƣơng pháp luận của kinh tế học trƣờng phái chính
7.7.2. Lý thuyết giới hạn “khả năng sản xuất” và “sự lựa chọn”
Do tính chất hạn chế của tồn bộ tài nguyên có thể sản xuất ra hàng hóa, một xã hội chỉ đƣợc lựa chọn trong số hàng hóa tƣơng đối khan hiếm.
Về thực chất, lý thuyết “lựa chọn” nhằm đƣa ra mơ hình số lƣợng cho ngƣời tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và trên cơ sở đó dự tốn đƣợc sự thay đổi của nhu cầu xã hội.
Trong mơ hình này, đƣờng ABCDEF gọi là đƣờng giới hạn khả năng sản xuất. Toàn bộ nền kinh tế, giả sử chỉ phải lựa chọn giữa hai sản phẩm là sản xuất ra bơ và súng. Với số lƣợng lao động, tài nguyên, tƣ bản nhất định, nếu sản xuất ra 15000 hàng hóa X thì khơng sản xuất hàng hóa Y và ngƣợc lại, nếu sản xuất 5 triệu kg hàng hóa Y thì khơng sản xuất X. Giữa hai thái cực này có nhiều phƣơng án lựa chọn.
Giới hạn khả năng sản xuất biểu thị sự lựa chọn mà xã hội có thể có.
Từ sự phân tích trên, các nhà kinh tế học đƣa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Theo họ, một nền kinh tế có hiệu quả là những điểm nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất.
Hình 7.11 Đường giới hạn khả năng sản xuất
Các điểm bên trong đƣờng giới hạn U là biểu hiện tài nguyên chƣa đƣợc sử dụng hết, cơng nhân có việc làm, nhà máy khơng bỏ khơng, ruộng đất hoang hóa, tiền để rỗi. Điều đó thể hiện tính thiếu hiệu quả.
Các điểm nằm ngoài đƣờng giới hạn I là khơng thể có trong điều kiện khơng có biến đổi nào về nguồn lực: tài nguyên, lao động, vốn, cơng nghệ.
Từ đó, các nhà kinh tế học cho rằng trong khuôn khổ nguồn lực giới hạn, muốn tăng sản lƣợng mặt hàng này thì phải cắt giảm sản lƣợng mặt hàng khác