3.1.1.2 .Thời kỳ quá độ từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa
3.3. Sự suy đồi của kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển
3.3.3.2. Học thuyết kinh tế của J.B Say
- Lý luận về giá trị
Đặc điểm nổi bật trong lý luận giá trị của Say là ông xa rời lý luận giá trị lao động, ủng hộ thuyết giá trị - ích lợi hay giá trị - chủ quan.
Say đã đem “thuyết về tính hữu dụng” đối lập với lý luận giá trị của Ricardo. Theo Say, sản xuất tạo ra tính hữu dụng (giá trị sử dụng), cịn “tính hữu dụng lại truyền giá trị cho các vật”.
Ông chỉ ra là “Giá cả là thƣớc đo của giá trị, còn giá trị sử dụng của sản phẩm càng nhiều thì giá trị của sản phẩm càng cao”. Giữa J.B. Say và D. Ricardo đã có một cuộc tranh luận gay gắt về giá trị hàng hóa. D. Ricardo cho rằng khơng thể lẫn lộn giữa giá trị sử dụng và giá trị, giá trị khác xa của cải, giá trị không tuỳ thuộc vào việc có nhiều hay ít của cải, mà tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất khó khăn hay thuận lợi, năng suất lao động tăng lên thì sẽ ảnh hƣởng một cách khác nhau đến của cải và giá trị. Còn J.B. Say cho rằng: Giá trị của vật càng cao thì tính ích lợi càng lớn, của cải càng nhiều thì giá trị càng lớn. Ricardo đã phản đối điều này một cách ý nhị rằng, nếu ngƣời ta trả cho một livrơ vàng 2000 lần hơn trả cho một livrơ sắt thì phải chăng điều đó có nghĩa là “vàng có ích lợi gấp 2000 lần sắt”? Say không lý giải đƣợc điều này.
- Lý thuyết “Ba nhân tố sản xuất”
Theo Say tham gia vào q trình sản xuất có 3 nhân tố là lao động, đất đai, tƣ bản.
Mỗi nhân tố có ích lợi riêng và tạo ra các bộ phận giá trị tƣơng ứng.
Ích lợi của lao động tạo ta tiền lƣơng ích lợi của tƣ bản tạo ra lợi nhuận, ích lợi của đất đai tạo ra địa tô. Tức là mỗi nhân tố đƣa lại một ích lợi nhất định, tạo ra một bộ phận giá trị nhất định, nên có các hình thức thu nhập trong tƣơng ứng: công nhân nhận đƣợc tiền lƣơng, nhà tƣ bản đƣợc hƣởng lợi nhuận, địa chủ đƣợc hƣởng địa tơ.
Say cịn nhấn mạnh rằng nếu tăng thêm đầu tƣ tƣ bản vào sản xuất thì sẽ tăng thêm sản phẩm phù hợp với sự tăng thêm giá trị, máy móc tham gia vào sản xuất ra sản phẩm thì cũng tạo ra giá trị làm tăng giá trị. Nhƣ vậy, lợi nhuận là hiệu suất của đầu tƣ tƣ bản, khơng có sự bóc lột.
- Lý luận về sự thực hiện
J.B. Say muốn chứng minh cho tái sản xuất TBCN là nhịp nhàng khơng có khủng hoảng kinh tế.
Ông cho rằng trong xã hội khơng thể có sản xuất thừa vƣợt q khả năng tuyệt đối của nhu cầu, vì sản phẩm đƣợc sản xuất ra bao giờ cũng đƣợc trao đổi bằng sản phẩm. Lợi ích của tất cả những ngƣời sản xuất dƣờng nhƣ là để trao đổi sản phẩm này lấy sản phẩm khác, vì vậy khối lƣợng hàng hóa sản xuất ra bằng khối lƣợng hàng hóa mua vào, tức là tổng cung bằng tổng cầu. Nhƣ vậy, mỗi sản phẩm đƣợc sản xuất ra không những tạo ra lƣợng cung mà cịn tạo ra lƣợng cầu, nó “tự mở thị trƣờng” tiêu thụ cho những sản phẩm khác.
Say thừa nhận sản xuất thừa bộ phận, ông cho rằng nguyên nhân là ở chỗ sản xiất của một ngành nào đó khơng đủ cho nên ngành khác sản xuất thừa. Nên để khắc
phục sản xuất thừa phải tăng sản xuất, điều đó sẽ cải thiện triển vọng thực hiện hàng hóa.
Thuyết “thực hiện” của Say đã thể hiện sự nhầm lẫn giữa trao đổi hiện vật với lƣu thơng hàng hóa thơng qua tiền tệ làm mơi giới. Ơng cố tình làm ngơ sự lƣu thông tƣ bản, mục đích của nền sản xuất TBCN để bỏ qua mâu thuẫn trong tái sản xuất TBCN. Thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 đã bác bỏ lý thuyết “thực hiện” của Say.