- Môi trường sư phạm Môi trường pháp lý
2.4.2. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết
Ban giám đốc trung tâm đã xây dựng kế hoạch công tác CNL và quản lý việc thực hiện kế hoạch, tuy nhiên nội dung còn chung chung. Nhiều GVCNL còn lúng túng trong việc lập kế hoạch, số giáo viên đã lập được kế hoạch thì việc đưa ra giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động HS khơng cụ thể. Cơng tác kế hoạch hóa cịn tồn tại bất cập.
+ Việc bố trí, lựa chọn và phân công giáo viên chủ nhiệm lớp
Ban Giám đốc Trung tâm đã chú ý đến việc lựa chọn những giáo viên có năng lực, hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm và một giáo viên chủ nhiệm học sinh trong suốt 3 năm để làm công tác chủ nhiệm nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong cơng tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, thực tế tình trạng phân cơng lao động theo lối “cào bằng”, nhằm hạn chế việc trả chế độ thừa giờ cho những giáo viên có năng lực lại làm nhiều việc nên việc phân công cho những giáo viên thiếu giờ làm công tác chủ nhiệm mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả vẫn còn và khá phổ biến trong trung tâm. Đây cũng là một trong những nội dung cần được điều chỉnh và thay đổi kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm.
+ Bồi dưỡng đội ngũ GVCNL:
- Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCNL chưa nhiều. Đội ngũ GVCN cần phải được bồi dưỡng về kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp mới có thể đáp ứng được u cầu cơng việc. - Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác CNL nên trong công tác thực tế ở trung tâm nhiều thầy cơ cịn lúng túng.
- Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.
- Việc tổ chức trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm chưa được quan tâm và làm thường xuyên, hình thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chưa phong phú, đa dạng nên hiệu quả chưa cao.
- Ở mơi trường GDTX, nhiều học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức chưa cao nên các kĩ năng về giáo dục học sinh cá biệt và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng. Tuy nhiên việc bồi dưỡng cho GVCNL các năng lực này còn rất hạn chế dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá:
- Công tác kiểm tra đánh giá chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên.Việc kiểm tra chủ yếu bằng hình thức kiểm tra gián tiếp thơng qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trung tâm.
- Việc đánh giá chưa khoa học, chưa phù hợp, chưa động viên được các chủ nhiệm lớp tích cực, chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của các chủ nhiệm lớp còn yếu kém.
+ Thi đua - khen thưởng động viên:
- Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên cho nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa thật chuẩn xác, chưa động viên được các GVCN của các lớp có nhiều khó khăn .
- Về chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận. Do đó dẫn tới tình trạng nhiều giáo viên khơng muốn làm cơng tác CNL vì quyền lợi khơng hơn gì GVBM mà trách nhiệm lại nặng nề, đầu tư thời gian nhiều hơn. Nhiều GVCNL muốn xin thôi để đầu tư vào giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi hơn là GVCNL giỏi.
+ Lý do khách quan khác:
- Do xu thế chung của xã hội (nhiều thầy, cô, học sinh, CMHS) chỉ quan tâm đến dạy học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục tồn diện.
- Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, HS tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn
khác nhau, rất dễ bị lơi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng lười lao động, lười học tập; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như: văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử,…
- Tâm lý e ngại của nhiều giáo viên khi làm công tác CNL phải đối đầu với những học sinh cá biệt. Đặc biệt ở trung tâm GDTX có nhiều học sinh có trình độ nhận thức hạn chế, khả năng tiếp thu tri thức chậm, ý thức học tập và tu dưỡng đạo đức, lối sống yếu.
- Trung tâm nằm trên địa bàn huyện miền núi nghèo, trình độ dân trí thấp, nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình dẫn đến thiếu sự quan tâm hợp tác trong công tác giáo dục.
Những lý do trên là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác giáo dục của GVCNL ở các nhà trường phổ thơng nói chung và Trung tâm GDTX Tam Đảo nói riêng. Để khắc phục được tình trạng này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng GVCNL rất cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình của chính học sinh.
Kết luận chương 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác CNL và quản lý công tác CNL ở Trung tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận chương 1. Qua việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên, đánh giá thực trạng công tác CNL và quản lý công tác CNL nhận thấy một số nội dung công tác CNL giáo viên đã làm tốt, một số nội dung làm bình thường hoặc cịn lúng túng; một số biện pháp quản lý đã làm tốt, song một số biện pháp chưa được quan tâm, làm chưa khoa học và hiệu quả. Trên cơ sở lý luận về công tác công tác CNL và quản lý công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng công tác CNL và quản lý công tác CNL ở Trung tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tác giả xin đề xuất các biện pháp quản lý công tác CNL
CHƯƠNG 3