Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

- Môi trường sư phạm Môi trường pháp lý

2.1.2.Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ. Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và

vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62ha. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 4.374, 07 ha chiếm 18,54%; đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35ha chiếm 61,97%. Về chất lượng; trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng vì vậy mà không có như các địa phương khác trong tỉnh.

- Khí hậu, thời tiết: Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt. Cụ thể:

+ Tiểu vùng miền núi gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc thị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C - 190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù bao phủ. Khí hậu của tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.

+ Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích các xã còn lại. Tiểu vùng khí hậu của vùng mang đặc điểm khí hậu gió mùa của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình ở mức 220C - 230C, độ ẩm tương

đối khoảng 85%, lượng mưa trung bình 2.570mm/năm và thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

- Khoáng sản: Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện chỉ có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; quặng sắt và 2 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng không đáng kể.

- Nguồn nước: Nguồn nước mặt chủ yếu được cug cấp bởi các sông, suối, ao, hồ. Tam Đảo có Sông Phó Đáy chạy theo chiều dài của huyện từ Bắc xuống Nam vào tạo thành ranh giới giữa Tam Đảo với huyện Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Nguồn nước ngầm hiện chưa có nghiên cứu tổng thể trên địa bàn huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy chất lượng nước ngầm của huyện khá tốt và phong phú nhờ khả năng giữ và cung cấp nước của vườn Quốc gia Tam Đảo.

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)