Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)

- Môi trường sư phạm Môi trường pháp lý

3.4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc 3 2 1 y yi 1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm.

31 9 0 2,775 1

2 Lựa chọn, bố trí giáo viên

3

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm lớp.

24 15 1 2,575 3

4

Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

16 21 3 2,325 6

5

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác.

25 15 0 2,625 2

6 Tạo động lực để GVCNL

hoàn thành tốt nhiệm vụ 21 17 2 2,475 4 Tính khả thi của các biện pháp được các khách thể đánh giá trên cơ sở có xem xét đối chiếu với tình hình thực tế của các nhà trường và công việc mà họ đang đảm nhiệm. Số liệu thống kê ở bảng 3.2 cho thấy mức độ khả thi của 6 biện pháp đề xuất được đánh giá tương đối cao với điểm trung bình 2,325 ≤ y

≤ 2,775. Điều đó có nghĩa là các biện pháp đưa ra đều rất khả thi và khả thi. Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm. Biện pháp được đánh giá là ít khả thi nhất là Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp. Điều này cho thấy Giám đốc trung tâm cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc đổi đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác CNL của trung tâm nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý chủ nhiệm lớp.

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi

Bảng 3.3. Tổng hợp khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số x xi y yi d = xi-yi d2 1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm.

2,85 1 2,775 1 0 0

2 Lựa chọn, bố trí giáo viên

3

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm lớp.

2,8 2 2,575 3 -1 1

4

Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

2,45 6 2,325 6 0 0

5

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác.

2,725 3 2,625 2 1 1

6 Tạo động lực để GVCNL

hoàn thành tốt nhiệm vụ 2,525 5 2,475 4 1 1

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.3 cho thấy hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý công tác CNL của Giám đốc được thể hiện ở biểu đồ sau:

Hình 3.3. Biểu đồ sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để xem xét mối tương quan về mặt nhận thức giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp trên chúng ta tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman theo công thức sau:

22 2 6 1 ( 1) d R n n = − − ∑

Trong đó: d – Hiệu số của các giá trị thứ tự n – Số biện pháp đề xuất

R luôn thỏa mãn giá trị -1 ≤ R ≤ 1 Từ đó ta có: R = 1 – 6(36 1)6 4x− = 1- 4

35 = 1 - 0,114 = 0,886

Qua kết quả tính toán cho thấy R = 0,886, như vậy mối tương quan về mặt nhận thức giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp nêu trên là mối tương quan thuận và rất chặt chẽ. Qua kiểm chứng cho chúng ta

thấy các biện pháp đưa ra để quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc ở Trung tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết và rất khả thi.

Kết luận chương 3

Công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường phổ thông nói chung, trung tâm giáo dục thường xuyên nói riêng góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh – thực hiện mục tiêu giáo dục. Đội ngũ giáo viên có năng lực làm công tác chủ nhiệm tốt, đồng thời cán bộ quản lý của nhà trường có những biện pháp hữu hiệu quản lý đội ngũ giáo viên sẽ góp phần tích cực đưa chất lượng giáo dục của nhà trường phát triển. Các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong đề tài cơ bản đã được thực hiện. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý của Giám đốc nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên là:

STT Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc

1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm. 2 Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lý.

3 Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm lớp.

4 Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

5 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác.

6 Tạo động lực để GVCNL hoàn thành tốt nhiệm vụ

Các biện pháp trên, theo chúng tôi là những biện pháp cơ bản cần phải đột phá. Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho Giám đốc trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong trung tâm.

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)