- Môi trường sư phạm Môi trường pháp lý
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Công tác chủ nhiệm và quản lý công tác chủ nhiệm lớp là 2 lĩnh vực được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu nhưng chưa có nghiên cứu nào tại địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong các trung tâm giáo dục thường xun. Cơng tác chủ nhiệm lớp có vai trị quan trọng trong q trình giáo dục và đào tạo của một trường học. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc. Người Giám đốc quản lý công tác chủ nhiệm dựa trên hệ thống biện pháp như: kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Trong quá trình quản lý, người Giám đốc chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Việc quản lý của Giám đốc trong công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu do kinh nghiệm cá nhân, học hỏi lẫn nhau, những tài liệu dùng cho học hỏi cịn ít. Vì vậy, các biện pháp quản lý đang thực hiện chưa đạt được hiệu quả cao, chưa đáp ứng nhu cầu quản lý hiện nay của xã hội.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn QL công tác CNL tại Trung tâm GDTX Tam Đảo, với mong muốn đề xuất các biện pháp QL của Giám đốc nhằm thúc đẩy cơng tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới. Chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác
chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm. Biện pháp 2: Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lý.
Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm cơng tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm lớp.
Biện pháp 4: Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp.
Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.
Biện pháp 6: Tạo động lực để GVCNL hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Các biện pháp đề xuất, chúng tơi đã tiến hành khảo nghiệm nhằm kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi. Sau khi xử lý các số liệu thu về, kết quả bước đầu cho thấy cả 6 biện pháp đề xuất được các ý kiến đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi là tương đối cao. Như vậy, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đã hồn thành, mục đích nghiên cứu đã đạt được, giả thuyết khoa học đã được kiểm chứng trên cơ sở sử dụng các biện pháp nghiên cứu đa dạng. Trong thực tế GD tại Trung tâm GDTX Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc khi các biện pháp được đề xuất trên được đưa vào vận dụng triệt để, một cách đồng bộ và coi nó như một quy trình QL của Giám đốc thì chắc chắn chất lượng cơng tác chủ nhiệm lớp nói riêng, chất lượng giáo dục tồn diện HS nói chung sẽ được nâng lên rõ rệt, mang lại sự hứng khởi, tự tin cho đội ngũ GVCNL, uy tín chất lượng GD chung của trung tâm sẽ ngày càng được nâng cao, thu hút được sự quan tâm và tham gia học tập của ngày càng đông đảo con em nhân dân trên địa bàn, góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu xã hội hóa giáo dục của đơn vị.