- Môi trường sư phạm Môi trường pháp lý
3.2.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm lớp.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt Giám đốc trung tâm, quản lý một lớp thực chất là giáo viên chủ nhiệm lớp làm công tác quản lý. Khoa học và nghệ thuật trong quản lý giáo dục của người giáo viên chủ nhiệm lớp là có được những quyết định đúng đắn về chủ trương, đường lối hoạt động công tác chủ nhiệm lớp, về việc sử dụng đội ngũ cán bộ lớp nhằm tổ chức tốt nhất các hoạt động của lớp, có những mối liên hệ chặt chẽ với các giáo viên trong trường, với phụ huynh học sinh, với các lực lượng giáo dục khác để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện nâng cao thành tích học tập của học sinh. Vì vậy, việc thực hiện không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác CNL của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều vô cùng cần thiết. Đó chính là cách đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Người Giám đốc trung tâm kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chủ nhiệm; khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng….
- Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong trung tâm để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, hiệu quả.
- Vận dụng các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp với khả năng nhà trường; đề xuất, kiến nghị với Sở Giáo dục - Đào tạo hỗ trợ kinh phí cho giáo viên chủ nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Việc bồi dưỡng cho GVCN lớp bằng nhiều con đường khác nhau, song biện pháp có hiệu quả hơn cả là mở các lớp tập huấn ngắn ngày, tổ chức các
hệ thống để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, quản lý theo các chủ đề nhất định thông qua các cuộc hội thảo.
- Các nhà trường thông qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục về nghiệp vụ quản lý công tác chủ nhiệm lớp để bồi dưỡng lý luận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong các nhà trường.
- Tổ chức toạ đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tốt của chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi trong trung tâm, trong các trường tiên tiến, qua đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của những đơn vị làm tốt để vận dụng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trung tâm.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để làm tròn được nhiệm vụ này, người giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy năng lực tự học, tự nâng cao trình độ. Người Giám đốc trung tâm cần tạo điều kiện, xây dựng phong trào để các giáo viên chủ nhiệm tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác tự học, tự nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Với vai trò quản lý của mình, người Giám đốc trung tâm cần kết hợp việc đào tạo với tự đào tạo, bồi dưỡng theo các phương thức:
+ Cung cấp nội dung, tài liệu và yêu cầu để giáo viên chủ nhiệm tự học, tự nghiên cứu và tự tiến hành đào tạo, bồi dưỡng
+ Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu, kết hợp với việc kiểm tra định kỳ kiến thức và nghiệp vụ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các chương trình bồi dưỡng. Nội dung cần cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo khó thực hiện
- Sử dụng cơ sở tài chính phù hợp có ý nghĩa khuyến khích, động viên, khen thưởng, nhắc nhở, kỷ luật kịp thời đối với giáo viên chủ nhiệm khi học tập nâng cao trình độ, năng lực.