- Môi trường sư phạm Môi trường pháp lý
3.2.4. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp
lớp
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc Ban giám đốc tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp để nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình công tác dạy và học của các lớp trong trung tâm từ đó có biện pháp tư vấn, thúc đấy kịp thời, đưa ra phương án giải quyết tối ưu những vấn đề nảy sinh, giúp GVCN nhận ra các ưu khuyết điểm của bản thân cùng hoàn thiện và hướng đến các hoạt động GD có hiệu quả hơn.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
* Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp bao gồm:
1. Kiểm tra việc thực hiện nền nếp của lớp hàng ngày: như nền nếp đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh, trang trí lớp, bảo vệ của công.
- Căn cứ vào những quy định cụ thể của trung tâm trong từng năm học. - Đánh giá cho điểm
- Công bố công khai trước toàn trường.
- Những quy định của trung tâm về cách đánh giá cho điểm được bàn bạc công khai, dân chủ.
2. Kiểm tra việc ghi lý lịch của học sinh vào sổ điểm, ghi sổ đầu bài, ghi kiểm điểm, nhận xét đánh giá của Giám đốc được ghi vào trang sau của sổ điểm.
- Căn cứ vào kế hoạch được giao giáo viên chủ nhiệm phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ điểm.
- Nghe chủ nhiệm báo cáo về hoàn cảnh đặc biệt của học sinh, diện con thương binh liệt sĩ, thương bệnh binh, hộ đói nghèo, những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, nghe giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giúp
3. Kiểm tra việc thực hiện sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm. - Việc đề xuất các chỉ tiêu phấn đấu đối với lớp chủ nhiệm.
- Ghi chép các thông tin cần thiết về Ban cán sự lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Quá trình nhận xét, đánh giá hàng tuần của lớp chủ nhiệm.
- Theo dõi việc thu nộp các khoản đóng góp của học sinh theo quy định.
- Giám đốc kiểm tra, nhận xét và đánh giá ở cuối sổ công tác chủ nhiệm theo định kỳ hàng hàng hoặc theo đợt.
4. Tìm hiểu hoạt động công tác đoàn thanh niên trong lớp học, các phong trào tập thể: văn nghệ, thể dục, thể thao, hướng nghiệp, nghề cho học sinh.
5. Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh cuối học kỳ, cuối năm
- Căn cứ để kiểm tra.
- Hướng dẫn của Bộ giáo dục-Đào tạo, những quy định cụ thể của trường về xếp loại hạnh kiểm, văn hoá của học sinh.
- Căn cứ vào yêu cầu nội dung các môn học, kiểm tra việc đánh giá của giáo viên chủ nhiệm có đúng không.
6. Kiểm tra đột xuất: dự các giờ sinh hoạt lớp để đánh giá việc tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.
* Hình thức kiểm tra, đánh giá: Nội dung hoạt động chủ nhiệm khá đa dạng, phong phú. Tuỳ theo từng tình hình cụ thế của mỗi nhà trường, của mỗi giai đoạn Giám đốc xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, từng học kỳ và từng đợt. Riêng kế hoạch kiểm tra cần định rõ đối với từng giáo viên chủ nhiệm trong từng thời gian. Việc kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch kiểm tra phải nêu được mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra
và thời gian tiến hành, kế hoạch kiểm tra và thời gian tiến hành, kế hoạch kiểm tra định kỳ cần công bố công khai để mọi người thực hiện việc theo dõi kết quả.
* Trong công tác kiểm tra cần đạt các yêu cầu:
- Phải đảm bảo tính khách quan, chính xác trong kiểm tra. - Phải có chuẩn đánh giá thích hợp với từng nội dung kiểm tra. - Phải đảm bảo tính dân chủ, công khai trong kiểm tra.
- Phải đảm bảo tính linh hoạt, đồng bộ và tính liên tục hệ thống.
- Kiểm tra phải dẫn đến tác động điều chỉnh hoạt động chủ nhiệm trong trung tâm.
- Một trong những khâu quan trọng làm tăng hiệu quả của công tác kiểm tra là trao đổi, góp ý với giáo viên. Sau kiểm tra, ngoài việc nêu lên những ưu, khuyết điểm cần chú ý bồi dưỡng cho giáo viên có thêm những nhận thức đúng, những hiểu biết mới và quan trọng hơn là chỉ ra được biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót. Việc góp ý phải rõ ràng, chính xác, cụ thể thiết thực, sát đối tượng, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý vững chắc. Tránh góp ý một các chung chung, theo cảm tính. Cuối cùng phải xác định được thời gian cho đối tượng được sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót và thời gian phúc tra việc sửa chữa. Như vậy, kiểm tra đánh giá cần theo chuẩn mực và quy trình nhất định, theo hệ thống thông tin xác định thì mới đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Xây dựng được các tiêu chí (chuẩn) kiểm tra, đánh giá
- Công tác kiểm tra, đánh giá cần được tiến hành một cách công khai, khách quan, dân chủ tránh chủ nghĩa bình quân, bệnh thành tích.
- Để thực hiện một cách thường xuyên, có chất lượng, người Giám đốc cần xây dựng một ban thanh có quy chế, chức năng hoạt động một cách cụ thể, rõ ràng giúp Giám đốc trong công tác kiểm tra, thanh tra đánh giá các mặt
- Sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện của các bộ phận trong trung tâm.