Các yếu tố khách quan (là những yếu tố xuất phát từ phía GVCN, điều kiện nhà trường, chính sách của NN )

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

- Môi trường sư phạm Môi trường pháp lý

1.5.1. Các yếu tố khách quan (là những yếu tố xuất phát từ phía GVCN, điều kiện nhà trường, chính sách của NN )

kiện nhà trường, chính sách của NN….)

1.5.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện giải trí kĩ thuật cao tác động vào đời sống với cường độ vô cùng lớn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Trước hết có thể thấy rằng vị trí của công tác chủ nhiệm lớp

1.5.1.2. Đặc điểm tâm lí học sinh Trung tâm GDTX

Học sinh Trung tâm GDTX cũng giống như học sinh các trường THPT là lứa tuổi đầu tuổi thanh niên, ở giai đoạn phát triển của trẻ em từ 15 à 19 tuổi. Đến cuối thời kỳ này học sinh đã trưởng thành về thể chất, đã trưởng thành về cả tinh thần và tư tưởng đủ để sống độc lập, tự quyết định, tham gia tích cực vào cuộc sống xã hội.

Học sinh Trung tâm GDTX đang ở trong giai đoạn chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Đây là lứa tuổi phát triển êm đềm, không có tính chất đột biến như lứa tuổi thiếu niên. Tính chất chủ định của mọi quá trình tâm lý được thể hiện rõ rệt. Đây là lứa tuổi ý thức phát triển mạnh, nhân sinh quan và thế giới quan hình thành và phát triển, chi phối sự phát triển nhân cách của các em.

Ở nhà trường, học sinh cấp THPT được vận dụng và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cao hơn cấp THCS. Như vậy học sinh Trung tâm GDTX có trình độ, có năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, phán đoán dựa trên sự hiểu biết quy luật của tự nhiên, XH. Vì vậy những thuộc tính, những phẩm chất tâm lý tương đối bền vững. Những quan niệm về cuộc sống, về bạn bè, về lý tưởng sống, về tự nhiên...đã có định hướng cho cá nhân.

Các em mong muốn người giáo viên phải có phẩm chất cao, hiểu rất rõ mặt yếu của giáo viên, nhận xét và phê phán những thiếu sót trong kiến thức, đề cao giáo viên giỏi, quý mến họ, sẵn sàng làm theo những lời hướng dẫn chỉ bảo của họ. Các em có xu hướng cảm phục những giáo viên ưu tú có biệt tài giảng dạy, có phẩm chất nhân cách cao quý và luôn tự hào về các giáo viên đó. Điều đó thể hiện sự nhạy bén với nhân cách của những người xung quanh là đặc điểm tâm lý của học sinh Trung tâm GDTX . Những khát vọng, công việc và hành động của các em, cuộc sống sôi động của các em phần lớn chịu sự chi phối của những mối liên hệ đạo đức với con người.

Hơn thế nữa với học sinh trong các trung tâm GDTX, phần lớn các em có trình độ nhận thức còn hạn chế, khả năng tiếp thu tri thức chậm, nhiều em

chưa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức và lối sống, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý dạy và học.

1.5.1.3. Đội ngũ giáo viên của trung tâm

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm GDTX là những người được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Về nghiệp vụ, họ là những có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp những tri thức tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học dạy học, giáo dục học phục vụ cho việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo không đồng đều, phần lớn các giáo viên còn rất trẻ tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, một số giáo viên coi công tác chủ nhiệm là công việc phụ chưa nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người Giám đốc trung tâm.

1.5.1.4. Đặc điểm của trung tâm

Do địa bàn huyện ở vùng nông thôn, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao, thu nhập thấp nên các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi, các giáo viên các trình độ cao trong tỉnh không muốn về công tác các trường trong huyện, đặc biệt là tại trung tâm GDTX gây khó khăn cho việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên trong đó chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Học sinh của trung tâm hầu hết là con em lao động nghèo, phần lớn là sản suất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên sự quan tâm đến việc học tập và giáo dục con cái của một phần không nhỏ phụ huynh còn phó mặc cho nhà trường.

1.5.1.5. Cơ chế chính sách

Do các trung tâm đóng trên vùng địa bàn nông thôn khó khăn nên khả

năng huy động nguồn lực kinh tế từ xã hội hóa giáo dục rất yếu. Vì vậy điều kiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên còn hạn chế. Các nhà trường và chính quyền địa phương chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ

chuyển công tác đến môi trường làm việc đãi ngộ tốt hơn là việc xảy ra thường xuyên, liên tục tại các đơn vị nhà trường.

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w