7. Ý nghĩa của đề tài
1.5 Xu hướng phát triển ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng hiện nay
1.5.1. Những xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng
Theo WTO dịch vụ được phân thành 12 nhóm ngành, trong đó ngành dịch vụ tài chính được xếp thứ 7. Trong dịch vụ tài chính có tất cả các dịch vụ bảo hiểm và liên quan tới bảo hiểm, các dịch vụ liên quan tới ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành của dịch vụ tài chính nói chung. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ở nước ta đang phát triển hết sức nhanh chóng, đem lại tiện ích cho người dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với nhận thức và quan điểm đó thì sự cạnh tranh phát triển dịch vụ của các Ngân Hàng Thương Mại ở nước ta đang và sẽ phát triển theo ba xu hướng chủ yếu sau:
Xu hướng thứ nhất đó là phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khốn. Một điều dễ nhận thấy đó là đến nay nhiều NHTM thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả cơng ty chứng khốn trực thuộc. Bên cạnh đó, các Ngân Hàng Thương Mại cũng phối hợp với các cơng ty chứng khốn thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khốn. Tại ACB cũng có đơn vị thành viên đó là Cơng ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) thực hiện chức năng trên thị trường chứng khoán và kinh doanh các dịch vụ hiện có.
Xu hướng thứ hai phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Theo đó, dịch vụ ngân hàng bán buôn là dành cho các cơng ty, tập đồn kinh doanh,... còn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân Hàng Thương Mại trên các lĩnh vực chính: (1) Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngồi chức năng là tài khoản tiền gửi thơng thường của cá nhân, các Ngân Hàng Thương Mại còn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác. Đặc biệt, dịch vụ chi trả lương qua
tài khoản trên cơ sở sử dụng dịch vụ ngân hàng tự động ATM đã được phần lớn các ngân hàng có đơng cơng nhân, tổ chức có đơng người lao động chấp nhận. (2) Đa dạng các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng cá nhân: Các Ngân Hàng Thương Mại đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ơ tơ, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải,... được phối hợp với các đại lý bán xe và dựa trên thu nhập, tài sản đảm bảo tiền vay của người mua xe ô tô, với thời hạn được vay lên tới 4 -5 năm và số tiền vay tương ứng với 60% đến 90% giá mua xe. Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị, được đông đảo các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định hoan nghênh, với thời hạn vay tối đa lên tới 10 -15 năm...
Xu hướng thứ ba là mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế: Đây là mảng dịch vụ mà các Ngân hàng ở Việt Nam chưa triển khai rộng. Hiện nay, Ngân hàng NHTMCP Kỹ thương cũng đang cung cấp dịch vụ Hợp đồng quyền chọn về kinh doanh cà phê kỳ hạn trên thị trường London cho nhiều ngân hàng trong nước. Các dịch vụ ngân hàng khác, như: bao thanh toán - Factoring, quyền chọn tiền tệ - option, hoán đổi lãi suất,... cũng được nhiều Ngân Hàng Thương Mại giới thiệu cho khách hàng. Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang được phát triển mạnh tại các NHTMVN, nhiều Ngân Hàng Thương Mại phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western Union,..
1.5.2. Sáp nhập và chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp. Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A1) cũng dựa trên những nguyên lý cơ bản: Mục đích của việc sáp nhập là nhằm mở rộng thị phần lớn hơn và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Đối với ngân hàng đi M&A thì có sức cạnh tranh tốt hơn và giảm thiểu chi phí, đối với ngân hàng bị M&A thì việc được mua lại này tốt hơn nhiều là bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường.
Phân biệt sự khác nhau giữa mua bán và sáp nhập: Mặc dù mua bán và sáp
nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ Mua bán và Sáp nhập vẫn có sự khác biệt về bản chất. Khi một ngân hàng mua lại (tiếp quản) một ngân hàng khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Ngân hàng bị mua lại bị biến mất, khơng cịn tồn tại nữa. Đối với sáp nhập thì diễn ra giữa hai ngân hàng có cùng quy mơ, đồng thuận gộp lại thành một ngân hàng mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ và còn được gọi
một cách tên khác đó là “Sáp nhập ngang bằng – horizontal maergers”. Tuy nhiên hình thức này thường ít xẩy ra, hình thức một ngân hàng mua một ngân hàng khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép ngân hàng bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng hoạt động này là sáp nhập ngang bằng cho dù về bản chất là hoạt động mua bán.
Lợi ích của việc mua bán và sáp nhập: (1) Giảm nhân viên: nói chung sáp nhập
thường có khuynh hướng giảm việc làm. Hai hệ thống sáp nhập lại sẽ làm giảm nhiều cơng việc gián tiếp, ví dụ các cơng việc văn phịng, tài chính kế tốn hay marketing… Việc giảm thiểu vị trí cơng việc cũng đồng thời với địi hỏi tăng năng suất lao động. Đây cũng là dịp tốt để sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả. (2) Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô: Một ngân hàng lớn lúc nào cũng có thể dễ dàng giao dịch hơn với các đối tác, kể cả mua văn phòng phẩm hay một hệ thống IT phức tạp thì ngân hàng lớn vẫn có ưu thế khi đàm phán hơn là so với công ty nhỏ. Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí. (3) Trang bị cơng nghệ mới: Để duy trì cạnh tranh, các cơng ty ln cần vị trí đỉnh cao của phát triển kỹ thuật và công nghệ. Thông qua việc mua bán hoặc sáp nhập, công ty mới có thể tận dụng cơng nghệ của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. (4) Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục tiêu của mua bán & sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, vị thế của ngân hàng mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư: ngân hàng lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một ngân hàng nhỏ.
Một số hình thức Sáp nhập: 3 loại sáp nhập: ngang, dọc, tổ hợp. Cụ thể, Sáp
nhập cùng ngành (hay còn gọi là sáp nhập chiều ngang – horizontal mergers): Diễn ra đối với hai ngân hàng cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường; Sáp nhập dọc – vertical mergers: Diễn ra đối với các ngân hàng trong chuỗi cung ứng, ví dụ giữa một ngân hàng với khách hàng hoặc nhà cung cấp của ngân hàng đó; Sáp nhập kiểu tổ hơp – conglomerate mergers: bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác, như: Sáp nhập mở rộng thị trường: Diễn ra đối với hai ngân hàng bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau; Sáp nhập mở rộng sản phẩm: Diễn ra đối với hai ngân hàng bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường; Sáp nhập kiểu tập đoàn: Trong trường hợp này, hai ngân
hàng khơng có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề.
Có hai hình thức sáp nhập được phân biệt dựa trên cách thức cơ cấu tài chính. Mỗi hình thức có những tác động nhất định tới ngân hàng và nhà đầu tư: Sáp nhập
mua: Như chính cái tên này thể hiện, loại hình sáp nhập này xảy ra khi một ngân hàng mua lại một ngân hàng khác. Việc mua ngân hàng được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số cơng cụ tài chính; Sáp nhập hợp nhất: với hình thức sáp nhập này, một thương hiệu ngân hàng mới được hình thành và cả hai ngân hàng được hợp nhất dưới một pháp nhân mới. Tài chính của hai ngân hàng sẽ được hợp nhất trong ngân hàng mới.
Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của tất cả các thương vụ mua bán sáp nhập là nhằm tạo ra lợi ích kỳ vọng và nâng cao giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từng bên riêng lẻ. Thành công của mua bán hay sáp nhập phụ thuộc vào việc có đạt được lợi ích muốn đạt được hay không? Với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng, thì một khuynh hướng mới như hiện nay là M&A cũng là một yếu tố mà nhà quản trị ngân hàng phải suy nghỉ. Hình thức này có góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đề ra hay không hay là mối nguy cơ cho việc thực hiện mục tiêu đề ra.