Cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2012 2017 (Trang 42 - 46)

7. Ý nghĩa của đề tài

2.3 Phân tích các yếu tố thuộc về môi trường vi mô

2.3.2 Cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành

Ln nhạy bén trong chính sách kinh doanh, năm 2011 ACB đã thực hiện chính sách ACB ưu tiên phát triển mảng bán lẻ. Chính sách này theo lãnh đạo của ACB là

“Vì chúng tơi thấy cho vay đối với khách hàng cá nhân dễ hơn khách hàng doanh

mục đích khác của chính sách này là nhằm hướng khách hàng vào việc sử dụng dịch vụ ngân hàng và bán chéo sản phẩm cho các sản phẩm dịch vụ hiện có.

Ngồi việc đẩy mạnh thu phí dịch vụ nhằm bù đắp phần nào cho sự sụt giảm của thu nhập lãi, các ngân hàng tập trung hoạt động bán buôn cũng rằng việc đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân cũng là một lựa chọn phù hợp với định hướng đẩy mạnh cho vay tiêu điểm hiện tại.

Về thị phần, khối Ngân Hàng Thương Mại cổ phần đang lấn sân của khối ngân hàng quốc doanh. Trong đó, điển hình là sự gia tăng số lượng thành viên và bùng nổ về mạng lưới của khối cổ phần.

Biểu đồ 2.3: Thị phần huy động vốn cá nhân năm 2011

14.80% 11.80% 14% 4.10% 6.80% 2.30% 16.20% 3.50% 1.40% 25.10% BIDV ACB VCB EIB STB SHB CTG MB NVB Khác

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo ngành Ngân hàng năm 2011

Trong cuộc đua cạnh tranh về thị phần của các ngân hàng nội sẽ ngày càng quyết liệt, trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng giảm dần mà việc giải ngân sẽ được ngân hàng khắt khe hơn nhằm tránh các khoản nợ xấu. Điều này sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh mơ hình ngân hàng bán lẻ. Thứ nhất, hưởng lợi từ quy định lãi suất trần của ngân hàng nhà nước, nên ngân hàng hàng có thể thỏa thuận lãi suất với khách hàng. Thứ hai, chêch lệch lãi suất từ các khoản nợ cũ và mới. Phần lớn lợi nhuận các ngân hàng hiện hưởng lợi từ chính sách tín dụng. Tuy vậy, thời gian tới khi tiến tới việc cạnh tranh công bằng, bỏ trần lãi suất thì việc cạnh tranh sẽ bằng chất lượng dịch vụ.

Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng trong nước, chủ yếu vẫn từ thu nhập từ hoạt động cho vay, các tỷ lệ từ nguồn thu khác vẫn chiểm tỷ lệ thấp, chưa phải là nguồn thu nhập chính.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng

14% 17%

69%

Thu nhập từ tiền lãi cho vay Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Thu nhập từ hoạt động khác

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo ngành Ngân hàng năm 2011

Các ngân hàng trong nước thu nhập chủ yếu từ lãi cho vay, chiếm tới gần 70%. Các hoạt động còn lại chiếm khoản 30% tổng thu nhập của các ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu thu nhập.

Trong khi đó, ngân hàng nước ngồi cho vay khơng cần có tài sản thế chấp, miễn là khách hàng có phương án kinh doanh khả thi và thực hiện đúng quy định trong giao dịch, họ hướng đến thu phí dịch vụ và bán chéo sản phẩm nhiều hơn. Lãi suất cho vay cạnh tranh hơn hẳn, không thế chấp, giảm thiểu thủ tục hành chính.... đây có lẽ là thiên đàng xét về mặt tâm lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn, trong khi các ngân hàng nội địa với phương châm kinh doanh nắm đằng chuôi vẫn đang loay hoay với những thủ tục và cảm tính của mình mà qn rằng cái chuôi ấy cũng đang dần vuột mất. Ví dụ như “Gói dịch vụ HSBC Permium là gói dịch vụ cao cấp với nhiều

tiện ích và hỗ trợ từ phía ngân hàng, giải quyết các yêu cầu về giao dịch tài chính dành cho khách hàng cá nhân”. “ANZ tiên phong trong các sản phẩm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng khơng cần thế chấp… Ngân hàng này có chương trình Tận thưởng cuộc sống với ANZ SPOT trong nước và quốc tế, với nhiều ưu đãi. Khách hàng có thể thanh tốn sau tại 30 triệu điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam và thế giới qua máy ATM và

Internet”.

Dịch vụ ngân hàng của ngân hàng trong nước

Bảng 2.3: Sản phẩm dịch vụ của ACB so với đối thủ cạnh tranh

Số lượng sản phẩm/dịch vụ trong mỗi dòng Dòng sản phẩm

ACB BIDV VCB CTG Tech Đơng Á

Thanh tốn trong nước 7 6 7 5 7 6 Thanh toán quốc tế 5 3 5 4 5 4 Tài trợ thương mại 3 2 2 3 3 3 Kinh doanh ngoại tệ 4 3 3 3 5 4 Phái sinh 2 2 1 1 4 2 Thẻ ghi nợ nội địa 7 5 10 5 5 8 Thẻ ghi nợ quốc tế 3 0 2 0 1 1

Thẻ tín dụng quốc tế 7 1 4 2 2 2 Thẻ khác 2 0 3 1 5 2 Dịch vụ ngân quỹ 6 4 4 6 6 5 Ngân hàng điện tử 15 5 12 10 11 10

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2011)

Theo bảng trên dịch vụ ngân hàng của ACB chỉ kém VCB. Vì VCB có những lợi thế nhất định của một ngân hàng TMCPNN như: thương hiệu mạnh, uy tín, được sự tin tưởng… Theo sát ACB về dịch vụ ngân hàng là Techcombank. Như vậy, sau khi phân tích nhóm có thể thấy hiện nay việc chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng không chỉ là việc cấp bách khi mà nguồn thu chính từ lãi vay đã khơng cịn hấp dẫn nữa. Các ngân hàng phải bổ sung nguồn thu bằng việc phát triển dịch vụ ngân hàng (thu phí) là việc cần thiết và cấp bách.

Dịch vụ ngân hàng của ngân hàng nước ngoài.

Bảng 2.4: Sản phẩm dịch vụ của ACB so với đối thủ cạnh tranh

Số lượng sản phẩm/dịch vụ trong mỗi dòng Dòng sản phẩm

ACB HSBC Standard

Chartered

Thanh toán trong nước 7 5 5

Thanh toán quốc tế 5 3 4

Tài trợ thương mại 3 2 3

Kinh doanh ngoại tệ 4 3 3

Phái sinh 2 2 1

Thẻ ghi nợ nội địa 7 5 5

Thẻ ghi nợ quốc tế 3 0 0

Thẻ tín dụng quốc tế 7 1 2

Thẻ khác 2 0 1

Dịch vụ ngân quỹ 6 4 4

Ngân hàng điện tử 15 4 4

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2011)

Không phải tất cả dịch vụ ngân hàng nước ngồi điều tốt, theo nghiên cứu thì một số dịch vụ không phù hợp với tập quán của người Việt. Hoặc sản phẩm có tính u cầu cao, chuẩn hóa. Tuy nhiên, nếu khơng tập trung khai thác mảng kinh doanh này thì các ngân hàng trong nước sẽ để mất thị phần. Một khách hàng sẽ duy trì sử dụng ngân hàng mà khơng chọn ngân hàng kia bởi tính thuận tiện mà ngân hàng mạng lại cho họ. Bên cạnh đó, uy tín và tạo cảm giác an tồn là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2012 2017 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)