7. Ý nghĩa của đề tài
2.3 Phân tích các yếu tố thuộc về môi trường vi mô
2.3.3 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
Hiện tại hệ thống ngân hàng đang tiến hành cơ cấu lại, vì vậy NHNN sẽ ưu tiên cho việc xử lý các ngân hàng yếu kém. Một hình thức nhắc đến nhiều nhất đó là mua bán và sáp nhập. Sự xuất hiện đối thủ tiềm ẩn trong thời gian hiện tại là rất ít. Đây là một điểm có lợi đối với ACB.
Cùng với q trình phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sẽ dần chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị, sự phát triển của các quỹ tín dụng độc lập. Chính phủ cho các Tổng công ty nhà nước thành lập ngân hàng. Ví dụ như ngân hàng dầu khí. Song song q trình đó là cam kết hội nhập sẽ xuất hiện ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam [Tính đến thời điểm 31/10/2010, trên lãnh thổ Việt Nam có 71 tổ chức tín dụng nước ngồi và 48 văn phòng đại diện của các tổ chức tài chính nước ngồi; trong đó có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Một số ngân hàng hiện diện dưới cả hai hình thức là chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài như ANZ, HSBC, Standard Chartered. Mặc dù mới gia nhập thị trường tài chính Việt Nam, các ngân hàng 100% vốn nước ngồi đã huy động vốn đạt 77.444 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 93.511 tỷ đồng, tăng 29,8% so với thời điểm cuối năm 2009; dư nợ tín dụng đạt 38.322 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2009].
Biểu đồ 2.5: Số lượng ngân hàng Việt Nam (1991 – 2010)
(Nguồn: Cấu trúc sở hữu trong khu vực ngân hàng thương mại Việt Nam)
Bên cạnh đó, các cơng ty chứng khốn, cơng ty tài chính/cho thuê tài chính, cơng ty bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tiết kiệm bưu điện cũng chia sẻ thị phần huy động vốn và cung cấp tín dụng của ngân hàng.