7. Ý nghĩa của đề tài
2.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại ACB
2.4.4 Năng lực công nghệ thông tin
Từ năm 2001 ACB đã khai trương các dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Service) thông qua mạng Intranet2. Để làm được điều này ACB đã hợp tác với công ty phát triển phần mềm và truyền thông VASC để ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử. Khách hàng được quản lý và sử dụng chữ ký điện tử để giao dịch với ngân hàng. Từ cuối năm 2002, VASC cùng ACB phát triển hệ thống Mobile – Banking và từ năm 2003 dịch vụ này chính thức đi vào hoạt động. Theo đó khách hàng có điện thoại di động và mở tài khoản tại ACB, được cấp mã số truy cập và mật khẩu có thể sử dụng dịch vụ này để thực hiện thanh tốn hàng hóa và dịch vụ ở bất kỳ đâu.
Thật vậy với việc luôn đi đầu trong việc đổi mới công nghệ. Năm 2007 đến nay ACB đã chú trọng nâng cấp giải pháp ngân hàng toàn diện với khả năng xử lý và quản lý từ 5 lên 10 lần trước đó. Bên cạnh sự phát triển của ngân hàng thì năng lực cơng nghệ thơng tin phát triển sẽ góp phần làm cho ngân hàng phát triển bền vững hơn, mạnh mẽ hơn. Triển khai thành công hệ thống quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, có cơ sở dữ liệu tập trung, xử lý giao dịch theo thời gian. ACB thành viên của SWIFT, tức là hiệp hội viễn thơng tài chính liên ngân hàng tồn thế giới, đảm bảo phục vụ khách hàng 24h mỗi ngày. Bên cạnh đó ACB cũng sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, Reuteurs Monitor: cung cấp thông tin tài chính; Dealing System: cơng cụ buôn bán ngoại tệ. Một số chương trình cơng nghệ hóa hoạt động ngân hàng quan trọng cũng được khởi động, gồm có xác thực khách hàng bằng vân tay, hệ thống thơng tin quản trị (MIS), chương trình kinh doanh ngân quỹ, chương trình quản lý quan hệ với khách hàng (CRM), phiên bản mới của hệ thống ngân hàng lõi (TCBS DNA). Các hệ thống này được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị điều hành của ngân hàng trong những năm tới, phù hợp với xu hướng phát triển về công nghệ ngân hàng trên thế giới.
Cụ thể là ACB đã áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng như sau: (1) 24/7 ACB Online, Home Banking và CallCenter với chi phí thấp và khách hàng ACB được khuyến khích sử dụng. Khi công nghệ ngày càng được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, nhiều khách hàng đặc biệt là giới trẻ và doanh nhân, có thể ưa thích giao dịch qua điện thoại và Internet. (2) Mạng lưới ATM với hơn 600 máy ATM chủ yếu đặt trong các khu thương mại và các chi nhánh tại ACB.
Thêm vào đó, Telesales cũng là một kênh mới. Năm 2008, ACB đưa Telesales triển khai và kế hoạch khởi động vào năm 2012 đối với hệ thống Voice Response Unit (VRU) cho phép khách hàng thực hiện giao dịch qua điện thoại. Hoạt động theo quản lý của CallCenter 24/7, Telesales được sử dụng bán các sản phẩm cao cấp và dịch vụ khách hàng cao cấp của ACB cũng như các phân khúc cao cấp. Đặc biệt, ACB là ngân hàng duy nhất tiên phong trong việc phát triển PFC và Telesales tại Việt Nam.
So sánh công nghệ của ACB với Techcombank, để thấy trình độ cơng nghệ ACB với
đối thủ cùng cùng ngành.
Chỉ tiêu ACB Techcombank
Core banking TCBS do OIS cung cấp Hệ thống của Globus Teminos (Thụy sĩ)
Trung tâm dữ liệu Do AICT va IBM tư vấn, thiết kế, xây dựng. Trung tâm đạt
chuẩn quốc tế (Level 3)
Oracle Exadata Database Machine X2-2 là hệ thống máy chủ nhanh nhất thế giới dành cho các ứng dụng kho dữ liệu và xử lý giao dịch trực tuyến
Ngân hàng đối tác3 Standardchartered (15%) HSBC (20%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của ACB, Techcombank)
Như vậy, ACB có điểm mạnh về cơng nghệ so với ngành ngân hàng, những vẫn còn thua Techcombank về trung tâm dữ liệu. Một xu hướng mới của ngành ngân hàng mà khi phân tích chúng ta nhận thấy là các ngân hàng trong nước chọn đối tác là ngân hàng nước ngoài để làm đối tác chiến lược. Điểm lợi của sự kết hợp này là học hỏi kinh nghiệm về quản lý, hỗ trợ nhân sự…