Khả năng sản phẩm dịch vụ mới xuất hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2012 2017 (Trang 47)

7. Ý nghĩa của đề tài

2.3 Phân tích các yếu tố thuộc về môi trường vi mô

2.3.4 Khả năng sản phẩm dịch vụ mới xuất hiện

Thị trường chứng khoán (TTCK) cũng là kênh huy động vốn có hiệu quả, tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp đủ lớn và đạt được các yêu cầu khắc khe mới có thể được niêm yết trên thị trường này. Thậm chí đối với doanh nghiệp đã niêm yết thì vẫn cần sử dụng dịch vụ ngân hàng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. Ngoài ra phải kể đến các dịch vụ cho thuê tài chính và khả năng doanh nghiệp lớn có thể tự phát hành giấy ghi nợ và thương phiếu. Tuy nhiên, khả năng các sản phẩm này thay thế các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là khơng cao.

Đối với ACB định vị cho mình khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế đến là khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng ít bị nguy cơ thay thế hơn, khi tiến hành giao dịch với ngân hàng thì doanh nghiệp địi hỏi phải có chứng từ, hóa đơn rõ ràng trong các gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, với khách hàng cá nhân vẫn cịn thói quen dùng tiền mặt tại nhà và nếu có trong tài khoản thì rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan công quyền và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm. Tại các địa điểm mua sắm, việc thanh toán bằng thẻ cũng chưa thật sự thuận tiện và tâm lý chuộng tiền mặt khiến người dân thích giữ và sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng hơn là thông qua hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2012 2017 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)