Chính trị và pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2012 2017 (Trang 39 - 40)

7. Ý nghĩa của đề tài

2.2 Phân tích các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mơ

2.2.2 Chính trị và pháp luật

Về chính trị, mơi trường chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết được lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, là động lực mạnh để tăng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Điều này đã tạo động lực khá lớn trong việc tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tạo lập và triển khai các chiến lược kinh doanh dài hạn và bền vững. Chính phủ Việt Nam đang mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đó là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Về pháp luật, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cơ quan lập

pháp Việt Nam đó là Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh các Bộ luật kinh tế [Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Nghị định số 59/2009/NĐCP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại] để đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế, với mục đích điều chỉnh q trình phát triển kinh tế một cách hợp lý hơn. Các thể chế kinh tế được tạo ra nhằm mục đích kích thích phát triển các thành phần kinh tế cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định. Trong đó các thành phần kinh tế được đối xử cơng bằng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự kỷ cương, tạo mơi trường pháp lý và cơ chế chính sách để phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển.

Trong đó, thơng tư 19 (sửa đổi thông tư 13) và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sẽ tạo ra những thay đổi cơ bản quan trọng mà các Ngân Hàng Thương Mại phải thực hiện và điều chỉnh trong quá trình hoạt động cũng như cần phải có chiến lược phát triển phù hợp. Những thay đổi về quy chế hoạt động sẽ là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong dài hạn. Luật các TCTD năm 2010 đã có nhiều quy định nhằm nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của TCTD trên cơ sở quán triệt quan điểm: TCTD là doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Điểm quan trọng trong Thơng tư 13 này là, nâng tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro từ 8% (theo quyết định 457/2005/QĐ- NHNN) lên 9%. Thơng tư này có vai trị hết sức quan trọng trong việc tăng cường tính an tồn trong hoạt động của các TCTD nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, triệt để thực hiện các quy định Basel.

Với chính trị ổn định và pháp luật quy định rõ ràng, minh bạch và an toàn của nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh ngân hàng, đặc biệt là cơ hội cho ACB đưa dịch vụ ngân hàng đến với các khách hàng ngoài nước và là ngân hàng tin cậy trong lựa chọn giao dịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2012 2017 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)