Tuân thủ (tuân theo) pháp luật về trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 28 - 30)

Về lý luận, tuân thủ pháp luật là hình thức THPL mà các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm [12, tr.278]. Theo đó, mọi hành vi kiềm chế khơng thực hành (thực hiện) những hoạt động

mà pháp luật ngăn cấm thì đều thuộc về nội hàm của khái niệm tuân thủ pháp luật. Hình thức này chủ yếu địi hỏi đối với các quy phạm quy định bắt buộc (mô tả một loại hành vi, chủ thể không được quyền lựa chọn phương thức hành vi khác) và quy phạm ngăn cấm (quy định những hành vi không được thực hiện) như quy định được làm như thế nào, với phạm vi, mức độ nào; bắt buộc phải làm như thế này, với điều kiện này chứ không thể là như thế khác và với điều kiện khác; ngăn cấm khơng được làm những việc đó. Hình thức này thường bị động, không liên quan nhiều đến các quy định chủ động cho phép được làm những gì ngồi các quy định của pháp luật. Nội hàm của hình thức tuân thủ pháp luật bao gồm các hoạt động mà chủ thể pháp luật thực hiện, làm theo một cách có ý thức và tự giác nhưng mang tắnh bị động trên cơ sở các yêu cầu, nội dung được mô tả trong quy phạm pháp luật (giữ đúng, làm đúng, thực hiện đúng yêu cầu, nội dung được đề ra trong quy phạm pháp luật) gắn với tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật ngăn cấm.

Vận dụng lý luận trên, nội dung tuân thủ pháp luật về TGPL bao gồm: + Người được TGPL kiềm chế không thực hỉện các hành vi, hoạt động mà pháp luật về TGPL cấm hoặc thực hiện các hành vi mà pháp luật về TGPL bắt buộc phải thực hiện;

+ Các chủ thể kiềm chế không thực hiện các hành vi, không tiến hành hoạt động mà pháp luật về TGPL cấm, không được thực hiện hoặc thực hiện các hành vi theo đúng quy định của pháp luật về TGPL một cách đầy đủ, chắnh xác.

Tuân thủ pháp luật về TGPL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là khâu đầu tiên, là tiền đề cần thiết để người được TGPL củng cố lòng tin, thể hiện thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của mình đối với hệ thống pháp luật, là bảo đảm cho các hình thức khác được thực hiện trong thực tế, góp phần bảo đảm cho các quy phạm pháp luật ngăn cấm, các yêu cầu mà Nhà nước đặt ra, yêu cầu các chủ thể pháp luật phải thực hiện được các chủ thể nắm bắt, tôn trọng

và được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Tuân thủ pháp luật về TGPL giúp chủ thể pháp luật chủ động tiếp cận, tìm hiểu và nắm bắt nội dung, tinh thần của pháp luật, nhất là giới hạn các hành vi không được phép thực hiện hoặc các hành vi phải thực hiện, mặt khác, hình thành ở chủ thể thói quen tơn trọng pháp luật, coi pháp luật như là một thứ không thể xâm hại, biết kiềm chế hành vi của mình trong giới hạn luật pháp để khơng xâm hại trật tự chung; đồng thời tạo thuận lợi cho các chủ thể trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, biết tôn trọng các quyền và lợi ắch hợp pháp của các chủ thể khác; tôn trọng các trật tự chung của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w