Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý phải góp phần thực thi dân chủ, tăng cường pháp chế, tôn trọng các quyền con người, quyền

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 78 - 80)

thi dân chủ, tăng cường pháp chế, tôn trọng các quyền con người, quyền công dân

Trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người; quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.

Quyền của công dân khơng tách rời nghĩa vụ cơng dân, vì vậy, THPL về TGPL phải phát huy đầy đủ quyền làm chủ; khơi dậy mọi nguồn lực, dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng để huy động được sự tham gia của đông đảo nhân dân và các đồn thể nhân dân vào q trình tổ chức THPL về TGPL, đặc biệt là giám sát, phản biện việc thực hiện chắnh sách pháp luật trên thực tế. Phải dựa vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong vận động nhân dân thực hiện chắnh sách pháp luật đối với người được TGPL để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đó là cơ sở chủ yếu điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội; coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức, kết hợp biện pháp hành chắnh với giáo dục tư tưởng; nâng cao dân trắ. Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương đạo đức. Tăng cường truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, trước hết trong Đảng và cơ quan nhà nước, làm cho mọi người hiểu và làm theo pháp luật. Phát huy dân chủ phải gắn với chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm công dân; đi liền với tăng cường pháp chế XHCN.

Quán triệt tinh thần trên đây, THPL về TGPL trong NNPQXHCN Việt Nam phải hướng đến bảo đảm đầy đủ quyền tự do, dân chủ của người được TGPL, không chỉ thực hiện trên thực tế quyền con người của người được TGPL mà còn giúp họ thực hiện đầy đủ, trên thực tế quyền, nghĩa vụ; giúp họ có đủ năng lực, điều kiện sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp; biết tận dụng cơ hội để vươn lên thốt khỏi địa vị là nhóm người yếu thế trong xã hội. Nó phải được xác định là bộ phận trong tổng thể giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, công lý; đảm bảo quyền con người. THPL về TGPL chắnh là một trong những bảo đảm quan trọng góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Hiện nay, Nhà nước ta là thành viên của nhiều Cơng ước quốc tế về quyền con người địi hỏi Nhà nước phải bảo đảm thực thi trên thực tế các

quyền con người, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo. Điều đó địi hỏi Nhà nước phải thể hiện trách nhiệm của mình trong bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyền con người, quyền công dân cho người được TGPL, để họ có điều kiện về vật chất, tinh thần và bình đẳng với chủ thể khác trong tham gia vào đời sống nhà nước và pháp luật. Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm và cung ứng các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người được TGPL và kiểm soát được chất lượng dịch vụ mà họ được hưởng, thiết lập cơ sở pháp lý để tạo lập cơ hội cơng bằng, bình đẳng giữa các chủ thể.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w